Giáo viên có được quyền mua hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa không?

Tặng cho đất trồng lúa hay mua đất trồng lúa đối với người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được không? Vấn đề đặt ra trong thời gian gần đây là giáo viên có được mua đất trồng lúa để gia tăng thu nhập hay không? Có bị giới hạn về hạn mức không? Nếu mua quá hạn mức thì xử lý thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc nêu trên. 

Cơ sở pháp lý

  • Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

Đất trồng lúa là đất như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định: “Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.

a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;

b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.”.

Đất trồng lúa là đất như thế nào?

Đất trồng lúa là đất như thế nào?

Và theo điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì đất trồng lúa là đất nông nghiệp. Vì thế các điều kiện chuyển nhượng hay tặng cho đất trồng lúa sẽ áp dụng quy định đối với đất nông nghiệp.

Giáo viên có được mua hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa không?

Mua đất trồng lúa hay nhận tặng cho đất trồng lúa đối với giáo viên có hợp pháp hay không? Luật Đất đai 2024 cho phép giáo viên được nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa.

Giáo viên có được mua hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa không?

Giáo viên có được mua hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa không?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013

Đất trồng lúa được tặng cho không câu trả lời là không. Trừ khi cá nhân nhận tặng cho phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. 

Theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Vì bản chất của đất trồng lúa nhằm giúp người dân có thể sản xuất để phục vụ đời sống hàng ngày. Với những người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì họ đã có nguồn thu nhập khác. 

Theo quy định của Luật Đất đai 2024

Một điểm mới trong Luật Đất đai 2024 là cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được mua, tặng cho đất trồng lúa. Tại khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định cấm trường hợp này. 

Tuy nhiên cần thoả mãn điều kiện mua đất trồng lúa theo khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 45 Luật này. Ví dụ có Giấy chứng nhận; 

2. Người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng….

b) Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 47 của Luật này;…”.

Mà Điều 47 Luật này quy định: “Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Như vậy, điều kiện ở đây là chuyển đổi trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác. Chứ không được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các tỉnh khác nhau.

Đánh giá thay đổi quy định pháp luật

Mua đất trồng lúa được không là được nếu đáp ứng đủ các điều kiện chung và riêng như trên. Theo đó, pháp luật không giới hạn đối tượng ai được mua đất trồng lúa. Thay vào đó miễn là đáp ứng đủ các điều kiện là có thể mua được.

Việc cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Kèm theo các điều kiện để bảo toàn diện tích đất nông nghiệp là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn như hiện nay. 

Điều này cũng tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới. Nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng lúa, phát triển nền nông nghiệp nói chung của đất nước. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng thuận tiện hơn. Hoặc chuyển đổi nghề bảo đảm cuộc sống. 

Cá nhân được giao đất nông nghiệp trong hạn mức là bao nhiêu?

Mua bán đất nông nghiệp trong hạn mức bao nhiêu? Như chúng ta đã biết đất nông nghiệp gồm có nhiều loại đất. Với mỗi loại đất khác nhau pháp luật quy định hạn mức giao đất riêng.

Cá nhân được giao đất nông nghiệp trong hạn mức là bao nhiêu?

Cá nhân được giao đất nông nghiệp trong hạn mức là bao nhiêu?

Tại Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau: 

1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;…”

Mặt khác, khoản 1 Điều 177 Luật này quy định: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.”.

Như vậy, giáo viên khi mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa thì hạn mức tối đa là 15 lần hạn mức giao đất được quy định. Hạn mức cụ thể tuỳ theo từng loại đất và khu vực. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quy định hạn mức nhận chuyển quyền của cá nhân.

Trường hợp nhận tặng cho đất nông nghiệp quá hạn mức xử lý thế nào? 

Theo khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định: “Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.”.

Đất nông nghiệp bị vượt hạn mức

Đất nông nghiệp bị vượt hạn mức

Như vậy, nếu như nhận tặng cho đất nông nghiệp quá hạn mức thì phải:

  • Thành lập tổ chức kinh tế
  • Có phương án sử dụng đất trồng lúa
  • Được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến mua, tặng cho đất trồng lúa để bạn đọc tham khảo. Như vậy, giáo viên vẫn được nhận chuyển nhượng. Hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa khi đáp ứng đủ điều kiện. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tư vấn miễn phí