Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất khi nào?

Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào? Điều kiện để đưa quyền sử dụng đất vào chia thừa kế là gì? Có bắt buộc phải có Sổ đỏ khi chia thừa kế không? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

Quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất

Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất khi nào? Theo khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”.

Quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất

Quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất

Theo đó thì thừa kế là một trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

Tại Điều 609, 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”.

Như vậy, mọi cá nhân đều có quyền hưởng thừa kế. Việc hưởng thừa kế này có thể là được chỉ định trong di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Không ai có quyền tước đi quyền thừa kế này, trừ trường hợp pháp luật có quy định.

Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất khi nào?

Không hưởng thừa kế quyền sử dụng đất trong các trường hợp pháp luật cho phép. Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất thừa kế không được hưởng khi thuộc 5 trường hợp sau:

Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất khi nào

Không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất khi nào

Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Người thuộc những trường hợp trên đây vẫn được hưởng di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc cả nhà và đất, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.

Quyền sử dụng đất muốn chia thừa kế cần đáp ứng điều kiện gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất không được hưởng nhưng vẫn phải thoả mãn các điều kiện. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

Quyền sử dụng đất muốn chia thừa kế cần đáp ứng điều kiện gì?

Quyền sử dụng đất muốn chia thừa kế cần đáp ứng điều kiện gì?

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất. Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư…
  • Đất không có tranh chấp. Hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp không bắt buộc phải có Sổ đỏ. Tuy nhiên, cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất để đảm bảo tính xác thực, hợp pháp.

Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có phải công chứng?

Quy định về công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Căn cứ theo điểm c, d khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế có phải công chứng?

Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế có phải công chứng?

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.”.

Mà theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”.

Như vậy, trường hợp chia thừa kế quyền sử dụng đất thuộc trường hợp phải công chứng. 

Quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để chia di sản

Tùy theo việc phân chia là theo di chúc hay theo pháp luật thì sẽ có yêu cầu cụ thể. Căn cứ theo Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ cần chuẩn bị có các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của những người thừa kế. Ví dụ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu….
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp theo quy định 
  • Bản sao giấy tờ khác: Giấy chứng tử, giấy khai sinh, giấy tờ về nơi cư trú, giấy chứng nhận kết hôn/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân….
  • Bản sao di chúc (trường hợp chia thừa kế theo di chúc).

Quy định về trình tự thực hiện

Sau khi hồ sơ đầy đủ thì thực hiện thông báo niêm yết về việc thụ lý. Việc niêm yết tại UBND xã/phường nơi có bất động sản. Và nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Sau khi có xác nhận ở thông báo niêm yết, những người thừa kế sẽ ký văn bản thừa kế. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký sang tên Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tư vấn miễn phí