Người mất năng lực hành vi dân sự bán đất như thế nào? Liệu họ có tự mình thực hiện các giao dịch được không? Hay phải do người khác thay mặt thực hiện? Thủ tục bán đất trong trường hợp này như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp chi tiết toàn bộ các thắc mắc trên.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2024
- Luật Công chứng 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác
Người mất năng lực hành vi dân sự là người như thế nào?
Người mất năng lực hành vi dân sự bán đất như thế nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
Thế nào là năng lực hành vi dân sự?
Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cả nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân trong việc nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, cá nhân nào có đầy đủ khả năng nhận thức để làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp. Thì cá nhân đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân nào có nhận thức nhưng chỉ đủ để làm chủ hành vi trong một số trường hợp. Thì gọi là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
Cá nhân không có khả năng nhận thức hoặc có nhưng không có đủ để làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp. Thì đó gọi là không có năng lực hành vi dân sự.
Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Khái niệm người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự tức là họ đã từng có năng lực hành vi dân sự. Nhưng hiện nay do bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi.
Điều kiện để một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự là phải có quyết định của Toà án. Nếu như có mắc bệnh không làm chủ được hành vi nhưng chưa có quyết định của Toà án thì chưa gọi là mất năng lực hành vi dân sự.
Bán đất của người mất năng lực hành vi dân sự tự thực hiện được không?
Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người mất năng lực hành vi dân sự
Bán đất người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định về giao dịch của người mất năng lực hành vi. Cụ thể theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”.
Theo Điều 116 Bộ luật này quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”.
Theo đó, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Cách xác định người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật này như sau:
“…. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định….”
Mặt khác, người được giám hộ được xác định theo điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật này: “Người được giám hộ bao gồm: c) Người mất năng lực hành vi dân sự;”
Điều 53 Bộ luật này quy định cách xác định người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: 1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ…..”.
Mà khoản 2 Điều 48 Bộ luật này nói về việc không có giám hộ lựa chọn.
Tóm lại, đất là tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ do người giám hộ thực hiện.
Người mất năng lực hành vi dân sự bán đất như thế nào?
Đất phải đáp ứng điều kiện chuyển nhượng
Quyền sử dụng đất dù là của người bình thường hay người mất năng lực hành vi dân sự. Khi bán cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện Điều 45 Luật Đất đai 2024. Theo đó bao gồm các điều kiện:
- Có Giấy chứng nhận
- Đất không có tranh chấp. Hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định. Hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên. Áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định.
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc các trường hợp không được chuyển nhượng
- Đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Bán đất vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự
Theo khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. …….. vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”.
Như vậy, việc bán đất của người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện như bình thường. Việc xác lập giao dịch do người giám hộ thực hiện. Tuy nhiên việc bán đất này phải vì lợi ích của người được giám hộ. Ví dụ như để lo cho các nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
Đồng thời, việc bán đất cần có sự giám của người giám sát giám hộ. Điều này đảm bảo tính khách quan, trung thực, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ.
Thủ tục bán đất của người mất năng lực hành vi dân sự
Bán đất trường hợp này theo quy định tại khoản Điều 27 Luật Đất đai 2024. Theo đó hợp đồng phải công chứng hoặc chứng thực.
Nếu lựa chọn công chứng thì áp dụng theo thủ tục công chứng tại Luật Công chứng 2014. Nếu chứng thực thì tuân theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực hợp đồng giao dịch.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự bán đất như thế nào để bạn đọc tham khảo. Các giao dịch được thực hiện thông qua người giám hộ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất.