Văn bản thỏa thuận chia quyền sử dụng đất của vợ chồng có nội dung gì? Hiện nay có một số cặp vợ chồng muốn chia mảnh đất chung để thuận tiện giao dịch. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2024
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Công chứng 2014
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
Quyền sử dụng đất của vợ chồng có được phân chia không?
Quyền sử dụng đất của vợ chồng được phân chia trong thời kỳ hôn nhân. Điều này xuất phát từ các căn cứ sau:
Theo khoản 6 Điều 23 Luật Đất đai 2024 quy định: “Thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”. Mà tại khoản 1 Điều 27 Luật này tiếp tục quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.”.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung. Cách thức chia có thể là chia toàn bộ hoặc chia một phần.
Khoản 2 Điều 38 Luật này quy định: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”
Lưu ý là khi công chứng văn bản thỏa thuận này thì cả hai bên vợ, chồng đều phải được hưởng tài sản từ khối tài sản chung của vợ, chồng.
Văn bản thỏa thuận chia quyền sử dụng đất của vợ chồng có nội dung gì?
Văn bản thỏa thuận chia quyền sử dụng đất của vợ chồng có nội dung gì cần có các nội dung chính sau:
Về chủ thể
Chủ thể của văn bản chia tài sản chung vợ chồng là vợ, chồng. Thường gặp là trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn, chưa ly hôn.
Về đối tượng của giao dịch
- Là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung này có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 105, 107 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Là tài sản không bị hạn chế giao dịch.
Về tài sản chia
Thông tin về tài sản chia cần được xác định và mô tả một cách cụ thể, chi tiết. Các thông tin bao gồm:
- Địa chỉ tài sản
- Quan hệ sở hữu tài sản
- Nguồn gốc tài sản
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
- Mô tả tài sản: Phần này cần mô tả chi tiết về tài sản chia (mô tả đầy đủ các thông tin về tài sản được ghi trong Giấy chứng nhận).
Thỏa thuận phân chia
Ở thỏa thuận này hai vợ chồng cần thỏa thuận rõ cách thức chia là chia một phần hay chia toàn bộ. Ai sẽ được hưởng phần nào từ khối tài sản chung của vợ chồng.
Các thoả thuận khác
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Thoả thuận về chia tài sản chung của vợ chồng không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ và chống với người thứ ba.
Do vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần làm rõ và ghi rõ vào nội dung văn bản: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia, phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng, phát sinh từ tài sản chung không được chia; thu nhập hợp pháp của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.
Thời điểm bàn giao tài sản
Trong văn bản cần nêu rõ thời điểm bàn giao tài sản. Để làm cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm bàn giao. Đồng thời thực hiện các thủ tục khác có liên quan.
Thuế, lệ phí
Trong văn bản cũng cần thoả thuận rõ về trách nhiệm nộp khoản thuế, lệ phí phát sinh từ việc chia tài sản chung. Do cả hai vợ chồng mỗi người tự thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hay thỏa thuận để một bên thực hiện nộp thay.
Cam đoan của vợ chồng
Tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp chia tài sản chung vợ chồng sẽ bị vô hiệu. Vì thế trong văn bản tại phần cam đoan cần nêu rõ các nội dung sau:
- Việc chia tài sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản
- Việc chia tài sản không làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của gia đình; quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chia không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng
Xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng. Giúp vợ, chồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi chia tài sản chung. Quyền và nghĩa vụ này tuân theo quy định của pháp luật.
Xử lý tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Văn bản này, nếu phát sinh tranh chấp, các ông bà có tên nêu trên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai người có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
Tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản. Đó là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản. Nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định. Thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Điều khoản ký kết
Điều khoản này có thể trình bày các nội dung:
- Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Văn bản này.
- Chúng tôi đã đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản này và đồng ý toàn bộ các điều khoản ghi trong Văn bản này và đã ký vào Văn bản này để làm bằng chứng….
Công chứng văn bản thỏa thuận chia quyền sử dụng đất ở đâu?
Văn bản thỏa thuận chia đất của vợ chồng. Hay văn bản thỏa thuận quyền sử dụng đất không bắt buộc công chứng. Nhưng các bên có thể yêu cầu công chứng dưới hình thức tự nguyện.
Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”
Như vậy, không phải bất kỳ công chứng viên nào cũng có thẩm quyền công chứng văn bản này. Nếu đối tượng chia là quyền sử dụng đất thì thẩm quyền tuân theo địa hạt như trên.
Tức là chỉ công chứng viên làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng. Nơi có mảnh đất toạ lạc mới được công chứng. Nếu không văn bản sẽ vô hiệu do không đúng thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về nội dung của văn bản thỏa thuận chia quyền sử dụng đất của vợ chồng có nội dung gì để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất.