- Luật Du Lịch 2017
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn luật Du lịch 2017
- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
- Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
Các bạn có thể tham khảo những văn bản nêu trên để tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề chúng tôi đang hướng dẫn về xin giấy phép kinh doanh du lịch.
Lưu ý rằng:
Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh lĩnh vực này cần đăng ký kinh doanh ngành nghề du lịch khi thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh du lịch nếu công ty đã thành lập chưa đăng ký ngành nghề này. Và để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh thực tế thì cần đáp ứng các điều kiện theo hướng dẫn dưới đây:
Về phạm vi kinh doanh của dịch vụ lữ hành du lịch cần lưu ý:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bao gồm những hoạt động sau đây:
- Kinh doanh lữ hành nội địa chỉ phục vụ cho khách du lịch nội địa
- Kinh doanh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và cả lữ hành nội địa, trừ trường hợp nêu dưới đây
- Doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Việt Nam, trừ trường hợp có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định khác.
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm:
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:
- Kỹ quỹ ngân hàng để kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành từ trung cấp trở lên hoặc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kỹ quỹ ngân hàng để kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ cao đẳng trở lên, hoặc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch lữ hành quốc tế.
Định mức ký quỹ và phương thức ký quỹ ngân hàng
Định mức ký quỹ:
Điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành đặc thù hơn những ngành nghề kinh doanh khác là cần ký quỹ để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Ký quỹ nhằm xác định trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.
- Đối với kinh doanh lữ hành nội địa thì mức ký quỹ: 100.000.000 đồng
- Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Trường hợp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng
- Trường hợp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng
- Trường hợp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.
Phương thức ký quỹ:
Một số vấn đề về phương thức ký quỹ và một số vấn đề liên quan gồm:
- Doanh nghiệp thực hiện việc ký quỹ bằng Việt Nam đồng tại ngân hàng thương mại, hợp tác
- Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam
- Được hưởng lãi theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng kỹ quỹ
- Trong suốt thời gian hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì số tiền kỹ quỹ.
Trên đây là hướng dẫn của Luật Trung Tín về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho người đọc. Lưu ý rằng, các văn bản hướng dẫn được trích dẫn trong bài viết này còn hiệu lực tại thời điểm viết bài, và có thể thay đổi tại thời điểm bạn tham khảo bài viết.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ theo:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Phương án kinh doanh lữ hành gồm có những nội dung gì?