1. Cơ sở pháp lý quy định hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm
- Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các vấn đề cụ thể điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm:
- Xuất nhập khẩu là hoạt động của cá cá nhân, tổ chức đưa vào, bán ra hàng hóa, sản phẩm từ các quốc gia khác về Việt Nam và ngược lại để thực hiện việc kinh doanh trên thị trường.
- Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép”.
- Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp. Quyền này chỉ bị hạn chế, bị cấm khi xuất nhập khẩu những sản phẩm, hàng hóa bị cấm kinh doanh hoặc pháp luật yêu cầu phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
- Đối với việc nhập khẩu thực phẩm nói riêng thì ngoài việc được hưởng các quyền về nhập khẩu đã nêu trên thì để đáp ứng yêu cầu được phép nhập khẩu thì các cá nhân tổ chức phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Thương mại 2005.
- Bởi các hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải tuân thủ các quy định đặc thù, khắt khe của pháp luật. Kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2014 do tính chất đặc biệt của việc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống – sức khỏe con người, một trong những vấn đề liên quan mật thiết đến điều kiện kinh tế – xã hội.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục công bố bia không cồn ( tách cồn)
3. Các điều kiện để được nhập khẩu thực phẩm:
Theo đó, các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động nhập khẩu thực phẩm thì phải tuân thủ các điều kiện được nêu tại Điều 38 – Mục 1 – Chương VI về nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm, ở đây được hiểu là “ Điều kiện an toàn” đối với tất cả các loại thực phẩm. Cụ thể:
- Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III Luật An toàn thực phẩm. Tức là điều kiện an toàn thực phẩm nói chung, bao gồm cà sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Đối với phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
- Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Liên hệ tư vấn, sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm tại Việt Nam:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục công bố rượu không cồn ( tách cồn)