Xem thêm: Chứng nhận hợp quy sản phẩm và những lưu ý không nên bỏ qua
Nhằm tạo cơ sở thông tin rõ ràng, rành mạch. Luật Trung Tín đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số tiêu chí phù hợp với các yêu cầu tư vấn của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện quá trình sản xuất, nhập khẩu hàng hóa. Rút ngắn chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục.
Điểm giống nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy
- Đều là phương thức phục vụ quá trình đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh
- Đều sử dụng phương thức đánh giá là phương thức 1, 5 hoặc 7;
- Thủ tục, trình tự chứng nhận giống nhau và đều trải qua các bước như:
- Lấy mẫu sản phẩm phục vụ thử nghiệm;
- Đánh giá quy trình sản xuất hoặc hồ sơ nhập khẩu;
- Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn/ chứng nhận hợp quy theo quy định
- Về cơ bản, thành phần hồ sơ công bố là giống nhau vì đều áp dụng theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012.
Điểm khác nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy
1. Đối với trường hợp là chứng nhận hợp chuẩn
Khái niệm: Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), các tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM, EN…)
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa không có khả năng tạo ra hoặc có thể gây mất an toàn trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Có thể hiểu rằng chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất TỰ NGUYỆN.
Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Lưu ý: Trừ trường hợp một số sản phẩm, hàng hóa có quy định riêng.
Yêu cầu về Năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm: Không có yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp tự lựa chọn đơn vị phù hợp để gửi mẫu và tiến hành yêu cầu hợp chuẩn.
Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố: Các Chi cục tiêu chuẩn chất lượng các tỉnh, thành phố trực trung ương. Doanh nghiệp có trụ sở ở đâu thì đăng ký hợp chuẩn ở chi cục đó.
2. Đối với trường hợp là chứng nhận hợp quy
Khái niệm: Chứng nhận hợp quy là việc chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tức là phải phù hợp với các nội dung được thể hiện trong quy chuẩn. Quy chuẩn yêu cầu phải làm gì? Tiến hành theo các bước nào thì bất kỳ ai cũng phải tuân thủ và không được phép bỏ qua.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây rủi ro và mất an toàn cho con người trong quá trình sản xuất bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Chúng ta có thể gọi chung là sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Chứng nhận hợp quy mang tính chất BẮT BUỘC, bất kỳ doanh nghiệp nào sản xuất hoặc nhập khẩu loại sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 phải theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý các hàng hóa đó.
Năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm: Là quy định cứng, bắt buộc. Tức là đơn vị thử nghiệm và chứng nhận phải được chỉ định có đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp.
Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố: Là các cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Một số đơn vị doanh nghiệp có thể tìm hiểu như: Vinacontrol, Vinacomin, Vietcert, Quatest 1,2,3…
Luật Trung Tín đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các thủ tục chứng nhận
Nhằm góp phần cung cấp các dịch vụ thiết yếu, quan trọng nhằm giải phóng thời gian, công sức nghiên cứu cho doanh nghiệp. Luật Trung Tín thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp có yêu cầu. Những công việc chúng tôi sẽ làm gồm các nội dung sau:
- Tư vấn lựa chọn hình thức chứng nhận phù hợp
- Xác định các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm cần đăng ký
- Phân loại sản phẩm, tổng hợp tài liệu giấy tờ của doanh nghiệp sản xuất hoặc hồ sơ nhập khẩu
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký sản phẩm
- Đại diện khách hàng liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa đáp ứng yêu cầu
- Theo dõi tiến trình xử lý cho đến khi có kết quả chứng nhận
Để có cơ sở trao đổi thông tin, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0989 232 568 hoặc gửi yêu cầu tư vấn vào email: luattrungtin@gmail.com cho Luật Trung Tín.
Trân trọng!