Chứng nhận ISO 14001:2015 và điều kiện cấp chứng nhận ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn ISO 14001 nói chung và chứng nhận ISO 14001:2015 nói riêng là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ và hoạch định mang tính định hướng cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Qua đó thực hiện việc tuân thủ đúng pháp luật và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững cho toàn cầu.

Giống như tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO14001, (tham khảo thêm nội dung ISO 9001:2015). Tiêu chuẩn ISO 14001 là trong những bộ tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa của Quốc tế đã và đang được áp dụng và công nhận rộng rãi trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Và trên thực tế sẽ trở thành xu hướng mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xây dựng hệ thống phát triển bền vững sẽ phải tổ chức xây dựng mô hình theo chuẩn này.

Trong các bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thì ISO 14001 là tiêu chuẩn thực tế nhất, cốt lõi nhất trong bộ tiêu chuẩn mà các chuyên gia áp dụng, triển khai và thực hiện chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp. ISO 14001 đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Quản lý Môi trường (Environmental Management System – EMS) của một tổ chức theo những yêu cầu hết sức cụ thể nhằm đảm bảo sự phù hợp cho từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO 14001 theo phiên bản năm 2015

Vào ngày 15/09/2015, Tổ chức có tên gọi là Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) đã công bố ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 với những cải biến quan trọng để phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới.

Thông qua Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), ISO 14001:2015 được thiết kế để trở thành điều kiện tiên quyết và chiến lực để kinh doanh trên toàn cầu. Các chuyên gia đã nhận xét rằng, ISO 14001:2015 sẽ là động lực của thị trường nhằm giúp thúc đẩy việc chấp nhận một tiêu chuẩn môi trường toàn cầu mới với những quy định hết sức chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển bền vững cho môi trường toàn cầu hóa đang có nhiều biến đổi vô cùng phức tạp.

Một khi đã được cấp chứng nhận ISO 14001:2015, chính doanh nghiệp đã ký vào bản cam kết và chứng minh được những cố gắng, nỗ lực của mình trong việc giảm lượng rác thải và thực hiện tái chế các nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo giảm thiểu đến mức tối đa rác thải trong việc phát triển bền vững cùng môi trường. Cần phải hiểu rằng, xu thế trong tương lai chính là sự phát triển đồng đều, cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường.

Như ở Việt Nam, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, kế hoạch dài hơi về vấn đề này. Bên cạnh đó, cũng đưa ra thông điệp hết sức rõ ràng: Không đánh đổi môi trường để lấy sự phát triển kinh tế.

Ai là người có thẩm quyền cấp chứng nhận ISO 14001:2015?

Tổ chức chứng nhận ISO tại Việt Nam phải là một pháp nhân độc lập, được phép hoạt động chứng nhận. Tổ chức này theo quy định phải là đơn vị được Bộ Khoa học công nghệ cấp phép hoặc chỉ định hoạt động chứng nhận. Để xác định đơn vị này có chức năng chứng nhận hay không cần phải xem xét ở một số khía cạnh như:

Xuất trình được Giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận ISO 14001:2015 khi có yêu cầu.
Một số tài liệu pháp lý khác như: Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKDN; Hồ sơ năng lực; Hồ sơ chuyên gia thực hiện chứng nhận…

Một số yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 doanh nghiệp cần biết

chứng nhận ISO 14001:2015

Các điều kiện cụ thể khi doanh nghiệp yêu cầu được cấp giấy chứng nhận bao gồm:

Điều kiện 1: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001:2015

Doanh nghiệp cần phải có thời gian nghiên cứu nghiêm túc và thực hiện xây dựng hệ thống của lý của mình theo các tiêu chuẩn cụ thể

Việc để xây dựng thành công các tiêu chí theo tiêu chuẩn đặt ra thì Doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn đưa ra những câu hỏi mở ( gợi ý, định hướng hoàn thiện) nhằm giúp doanh nghiệp xác định được những hạng mục cần phải xây dựng như nhân sự, quy trình xử lý, kiện toàn trang thiết bị…

Điều kiện 2: Doanh nghiệp phải có ĐTM theo quy định

Theo đó, ĐTM là các cam kết bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường theo các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về bảo vệ môi trường.

Đây được xem là yếu tố cốt lõi, là một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO ISO 14001:2015. ĐTM là giấy phép của bên thứ 3 cấp cho doanh nghiệp theo những yêu cầu nhất định. Khi doanh nghiệp được cấp ĐTM thì cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp đã được ½ chặng đường của quá trình xin cấp chứng nhận. Tuy nhiên, ĐTM là một quá trình phức tạp, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Điều kiện 3: Đăng ký đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Một trong những nội dung quan trọng của điều kiện này là doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin và nêu ra các yêu cầu để chúng tôi tiến hành tư vấn các nội dung pháp lý phù hợp. Kế hoạch và mục tiêu là 2 từ khóa mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, khả năng hành động khắc phục và cải tiến cũng cần phải được quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp sẽ được đánh giá bởi Tổ chức chứng nhận.Sau đánh giá, Doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ ISO hay Giấy chứng nhận ISO.

Tư vấn miễn phí