Chúng ta biết rằng thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con người. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng, an toàn đối với thực phẩm luôn là mối bận tâm không chỉ của người dân, doanh nghiệp mà còn là vấn đề của Nhà nước. Liệu đối với một vấn đề có ảnh hưởng quan trọng như vậy, doanh nghiệp có được quyền tự công bố thực phẩm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Xem thêm: Thủ tục công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm
Các loại thực phẩm cần phải tự công bố
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã liệt kê như sau:
“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm“.
Căn cứ vào nội dung quy định trên, ta có thể thấy, các loại thực phẩm sau cần tự công bố:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Thực phẩm bánh, kẹo;
- Đồ uống có cồn, không cồn, nước giải khát;
- Thực phẩm bổ sung;
- Bao bì, dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
- Nguyên liệu thực phẩm;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Các loại sản phẩm khác phải làm thủ tục đăng ký công bố với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục tự công bố thực phẩm
Doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp công bố thông tin sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định bằng hai cách: nộp trực tiếp hoặc thông qua đương bưu chính.
- Bước 3: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã công bố và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Những lưu ý khi tự công bố thực phẩm
- Hồ sơ phải sử dụng tiếng Việt, không sử dụng tiếng nước ngoài, bao gồm cả phiếu kiểm nghiệm trong hồ sơ.
- Tài liệu, giấy tờ nộp kèm theo phải còn hiệu lực
- Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm dối với an toàn sản phẩm đã công bố
- Trường hợp doanh nghiệp có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn.
- Các lần công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó
- Nếu sản phẩm thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp phải tự công bố lại thực phẩm.
Thời gian hoàn thành hồ sơ
Theo quy định của pháp luật, thời gian hoàn thành hồ sơ là 07 – 10 ngày bao gồm thời gian kiểm nghiệm.
Tư vấn thủ tục tự công bố thực phẩm tại Luật Trung Tín
Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, Luật Trung Tín sẽ:
- Cử chuyên viên/Luật sư đại diện kiểm tra giấy tờ, xem xét tình phù hợp pháp lý của các tài liệu cần phải có trong hồ sơ
- Xem xét về tình trạng sản phẩm, các thành phẩm cấu tạo sản phẩm
- Chụp hình sản phẩm và bao bì chứa đựng sản phẩm
- Xây dựng chỉ tiêu và nhận mẫu đi gửi kiểm nghiệm tại cơ sở được Bộ Y Tế công nhận
- Soạn thảo hồ sơ
- Lấy chữ ký của khách hàng và nộp hồ sơ tới Cơ quan Nhà nước
- Đại diện cho khách hàng hoàn tất thủ tục này.
Chúng tôi cam kết:
- Tối ưu thời gian, hiệu quả cho khách hàng nhờ đội ngũ Luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm, chuyên môn sâu, trách nhiệm, tận tâm, giải quyết linh hoạt khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
- Đảm bảo tiến độ công việc, chất lượng công việc.
- Tiết kiệm chi phí, thông tin chính xác, trung thực.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề tự công bố thực phẩm. Luật Trung Tín nhận tư vấn, hỗ trợ mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Trung Tín xin vui lòng liên hệ qua:
Hotline: 0989 232 568
Email: luattrungtin@gmail.com