Đăng ký Mã số mã vạch, tư vấn & hỗ trợ khách hàng từ A-Z

Tự động hóa đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức bỏ ra. Hình thức quét mã số mã vạch trên các sản xuất tiêu dùng không còn xa lạ với chúng ta. Ngày nay các thương nhân kinh doanh nhiều mặt hàng, việc quét mã thay vì đính kèm giá thủ công trên từng sản phẩm đã tạo ra bươc đột phá mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mã vạch giúp việc thanh toán và xuất hóa đơn được thuận tiện và hiệu quả, việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và giảm thời gian khi kiểm toán đồng thời nhận biết chính xác nhà cung cấp hàng hóa và tránh nhầm lẫn trong việc xác định giá hàng hóa.
Vậy làm những hoạt động gì để mã hóa các sản phẩm mình đang buôn bán? Rất nhiều những thắc mắc liên quan đã được gửi cho chúng tôi. Nhằm giúp khách hàng đăng ký mã số mã vạch ( MSMV) trong sản xuất, kinh doanh. Luật Trung Tín đưa ra ý kiến tham vấn như sau:

Căn cứ pháp lý về đăng ký mã số mã vạch:

– Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ

– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Các loại MSMV được cấp và quản lý

– Các loại MSMV được cấp và quản lý thống nhất gồm:

a) Mã doanh nghiệp;

b) Mã số rút gọn (EAN 8);

c) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).

– Các loại MSMV do doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:

a) Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);

b) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);

c) Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.

Các doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL). Sau đỏ, TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ).

Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

– Bản đăng ký sử dụng MSMV

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác

– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng.

Quy trình, thủ tục thực hiện đăng ký mã số mã vạch

– Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.

– Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.

 Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị doanh nghiệp hoàn thiện.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.

Doanh nghiệp cần lưu ý sau khi được cấp MSMV

Khi doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về:

  • Tư cách pháp nhân,
  • Về tên gọi hoặc
  • Địa chỉ giao dịch
  • Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng

Doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới. Doanh nghiệp sử dụng MSMV chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

Trường hợp Quý khách sử dụng dịch vụ đăng ký Mã số mã vạch. Hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ!

Xem thêm: Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ thương hiệu độc quyền

Tư vấn miễn phí