Trân trọng cảm ơn anh đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Luật Trung Tín. Đối với việc vận chuyển quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam để xuất sang Campuchia thì phải xin giấy phép quá cảnh hàng hóa trước khi được phép lưu thông. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các nội dung cụ thể trước khi thực hiện công việc của mình.
Vậy nội dung cụ thể đó là gì? Luật Trung Tín sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về các thông tin cần thiết này. Đồng thời, trong trường hợp cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0989 232 568 hoặc gửi email yêu cầu tư vấn qua: luattrungtin@gmail.com.
Cơ sở pháp lý áp dung đối với thủ tục quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam
- Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về quá cảnh hàng hóa được ký kết vào ngày 09 tháng 4 năm 1994.
- Thông tư 11/2015/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về hàng quá cảnh của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hóa quá cảnh là những loại nào?
- Hiện nay, pháp luật của Việt Nam và các nội dung trong Hiệp định về quá cảnh hàng hóa đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc không liệt kê cụ thể về những loại hàng hóa nào được phép quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
- Do vậy, để xác định được hàng hóa đó có được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam hay không? Cần phải thông qua hồ sơ xin cấp phép để xác định.
- Các loại hàng hóa như: Hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu sẽ không được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp có giấy phép Bộ Công thương.
Hồ sơ xin cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa ( Luật Trung Tín soạn thảo)
- Bản sao của hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh.
- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính: Phòng quản lý xuất nhập khẩu
- Đối với hàng hóa là quá cảnh là VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP. Cơ quan giải quyết là: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương.
Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh
Hàng hóa quá cảnh được thực hiện theo các cặp cửa khẩu sau đây:
- Lào Cai ( thuộc Việt Nam) – Hà Khẩu ( của Trung Quốc)
- Hữu Nghị ( thuộc Việt Nam) – Hữu Nghị Quan ( của Trung Quốcc)
- Móng Cái ( thuộc Việt Nam) – Đông Hưng ( của Trung Quốc)
- Đồng Đăng ( thuộc Việt Nam) – Bằng Tường ( của Trung Quốc)
- Đối với tuyến đường quá cảnh, hàng quá cảnh của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ lịch trình được quy định cụ thể. Trường hợp này, doanh nghiệp có thể tham khảo tại đây (TT 16/2017/TT-BGTVT).
Thời gian được phép quá cảnh hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam
- Hàng hóa quá cảnh chỉ được phép lưu lại ở Việt Nam trong vòng tối đa là 30 ngày. Thời gian này được tính từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu. Trường hợp cần gia hạn thêm thì phải xin gia hạn theo quy định.
Luật Trung Tín sẽ hỗ trợ xin cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
- Luật Trung Tín tư vấn sơ bộ các nội dung của pháp luật hiện hành về thủ tục quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc đi qua lãnh thổ Việt Nam.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hàng hóa quá cảnh, tuyến đường và lộ trình quá cảnh.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp phép.
- Xây dựng, soạn thảo hồ sơ đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng.
- Đại diện chủ hàng/doanh nghiệp vận chuyển nộp hồ sơ xin giấy phép quá cảnh hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng ngay sau khi được cấp phép.
Có thể bạn quan tâm: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu