Hình thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm và hình thức trả kết quả

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa nhiều, thường xuyên thì hình thức nộp hồ sơ, các giấy tờ cần cung cấp được nắm rất rõ. Thậm chí là thuần thục vì chỉ cần yêu cầu là họ đã lên kế hoạch tìm kiếm, yêu cầu đối tác gửi mà không cần phải giải thích. Trường hợp này thì cả hai bên, doanh nghiệp và đơn vị dịch vụ dễ dàng thực hiện công việc và từ đó cũng đạt hiệu quả cao, đảm bảo cả về thời gian và chi phí thực hiện.

Tuy nhiên, với nhiều tổ chức, cá nhân không cập nhật thông tin thường xuyên. Những doanh nghiệp đang có dự định và kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm thì về vấn đề này trở nên trừu tượng, khó hình dung. Vì vậy, thông qua bài viết này. Chúng tôi sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các hình thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm. Tương xứng với hình thức nộp hồ sơ công bố sẽ là hình thức trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1. Hình thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm qua mạng

  • Đây là hình thức nộp hồ sơ được xem là mới mẻ ở Việt Nam. Bởi tính ra, thời điểm bắt đầu được áp dụng với quy mô rộng, áp dụng ở nhiều lĩnh vực. Bao gồm cả lĩnh vực liên quan đến công bố thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, bắt đầu từ cuối năm 2014, đầu 2015.
  • Các loại hồ sơ nộp qua mạng ở Cục an toàn thực phẩm:
    • Hồ sơ công bố thực phẩm
    • Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng.

2. Hình thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm bằng bản giấy hoặc qua bưu điện

  • Hồ sơ công bố nộp bằng bản giấy chỉ còn áp dụng đối với hồ sơ công bố các sản phẩm chỉ sử dụng trong sản xuất nội bộ.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp xin giải tỏa hàng mẫu để kiểm nghiệm. Doanh nghiệp gửi công văn ở dạng bản giấy ( cùng các giấy tờ kèm theo có liên quan) lên Cục an toàn thực phẩm.

hình thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm

Xem thêm: Quy trình công bố thực phẩm, tư vấn trọn gói, kết quả nhanh, chính xác

3. Hình thức trả kết quả công bố

  • Rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc rằng, tại sao kết quả của họ chỉ là bản mềm mà không có bản gốc như trước kia?
  • Chúng tôi xin giải thích như sau: Doanh nghiệp nộp hồ sơ ở hình thức nào thì kết quả sẽ nhận được ở hình thức đó.
  • Ví dụ: Đối với các hồ sơ công bố thực phẩm nộp tại Cục An toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nộp ở dạng bản mềm thì kết quả cũng sẽ ở dạng bản mềm. Phương thức xác nhận kết quả được thể hiện thông qua chữ ký số điện tử của Lãnh đạo và được tra dấu đỏ của Cục an toàn thực phẩm. Bản kết quả công bố sẽ được lưu trữ trên website dữ liệu của Cục an toàn thực phẩm.
  • Đối với các hồ sơ nộp bằng bản giấy. Kết quả sẽ được trả bằng bản giấy trực tiếp có xác nhận của Cục an toàn thực phẩm. Ví dụ: Công văn giải tỏa hàng mẫu sẽ được trả bằng bản giấy. Vì quy trình thẩm định đơn ngắn hơn. Và không được xem là một thủ tục hành chính cần phải kiểm sát ở dạng thẩm định nhiều lần và thông qua các cơ chế giám sát phức tạp.

Liên hệ với Luật Trung Tín để được giải đáp, hướng dẫn và phục vụ:

Phone: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí