Hướng dẫn lập hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Kinh doanh dịch vụ du lịch là việc tổ chức, hoặc thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Đây là một trong những dịch vụ kinh doanh khá hot tại Việt Nam do đời sống vật chất của người dân ngày càng nâng cao, không chỉ về ăn, mặc mà các hoạt động vui chơi, giải trí ngày càng được chú trọng hơn.
Để có thể kinh doanh được ngành nghề du lịch. Tổ chức, cá nhân trước hết phải tiến hành thành lập doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh tương ứng. Sau đó, xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, đồng thời đáp ứng các điều kiện khác về ký quỹ ngân hàng, điều kiện của người điều hành hoạt động du lịch, cũng như hướng dẫn viên du lịch…

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành, hoàn thiện hồ sơ từ A-Z

Bài viết này, Luật Trung Tín xin được hướng dẫn quý khách hàng về điều kiện, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Lĩnh vực du lịch, điều kiện, trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch được quy định tại:

  • Luật Du Lịch 2017
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn luật Du lịch 2017
  • Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

Bạn có thể tham khảo những văn bản nêu trên để tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề cần quan tâm thêm.

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành

Để kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch thì trước hết phải thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Ngoài ra cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

  1. Kỹ quỹ ngân hàng để kinh doanh dịch vụ du lịch.
  2. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành từ trung cấp trở lên. Hoặc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ ngân hàng

Điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành đặc thù hơn những ngành nghề kinh doanh khác là cần ký quỹ để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Ký quỹ nhằm xác định trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.

  • Đối với kinh doanh lữ hành nội địa thì mức ký quỹ là 100.000.000 đồng.
  • Doanh nghiệp thực hiện việc ký quỹ bằng Việt Nam đồng tại ngân hàng thương mại, hợp tác. Hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng kỹ quỹ. Trong suốt thời gian hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì số tiền kỹ quỹ.

giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (theo mẫu)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực)
  3. Giấy chứng nhận ký quỹ ngân hàng
  4. Quyết định bổ nhiệm, hoặc hợp đồng lao động của doanh nghiệp đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (bản sao chứng thực)
  5. Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (bản sao chứng thực).

Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

  • Sở Văn hóa thể thao và du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

  • Sau khi nộp 1 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp phép về du lịch sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp.
  • Nếu từ chối sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể theo thông tin liên hệ dưới đây.

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí