Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm
Cụ thể vấn đề nhập khẩu thực phẩm được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Bài viết này, Luật Trung Tín sẽ tư vấn cho người đọc một số quy định liên quan đến thủ tục này.
Các trường hợp nhập khẩu thực phẩm vào thị trường Việt Nam
- Trường hợp tự công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, gồm:
- Thực phẩm đã qua chế biến và bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Dụng cụ, bao gói chứa đựng và tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Trường hợp phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới
- Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm. Hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Quy trình tự công bố thực phẩm nhập khẩu
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
- Bản tự công bố sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
- Nhãn chính của sản phẩm ( khác với trước đây là chỉ cần dự thảo nhãn)
- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đứng tên công bố
- Hợp đồng gia công ( trường hợp không tự sản xuất).
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố thông tin sản phẩm lên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình, hoặc niêm yết công khai tại trụ sở và gửi một bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cơ quan nhà nước tiếp nhận lưu trữ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên của sản phẩm tự công bố lên trang thông tin điện tử của mình.
- Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về sản phẩm công bố
Quy trình đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm ( Certificate of free sale – CFS) nếu là sản phẩm nhập khẩu
- Chứng nhận cơ sở thực hành sản xuất tốt ( Good Manufacture Practise – GMP) nếu là sản xuất trong nước
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
- Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành phần tạo nên công dụng đã công bố
- Nhãn chính của sản phẩm ( Áp dụng cho cả sản phẩm trong nước và nhập khẩu)
Lưu ý: Các tài liệu có tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực.
Trình tự thực hiện:
- Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nêu trên, tổ chức nhập khẩu thực phẩm sẽ nộp hồ sơ đăng ký qua Hệ thống đăng ký dịch vụ công ATTP Quốc gia
- Nộp đến các Sở Y tế đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Trong vòng 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định hồ sơ và cấp bản đăng ký công bố sản phẩm
- Nếu không đồng ý với hồ sơ công bố hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan tiếp nhận sẽ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung
- Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu. Nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Lưu ý: Nếu sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì cần phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì tổ chức, cá nhân thông báo nội dung thay đổi bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhân hồ sơ.
Trên đây là tư vấn của Luật Trung Tín về nhập khẩu thực phẩm, mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com