Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động quy định như thế nào?

Rõ ràng, hoạt động cho thuê lại lao động được đánh giá là tiềm năng bởi quy mô hoạt động rất rộng và có tính cung ứng phong phú, thích nghi với thị trường nhanh. Vì vậy, việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được xem như là nền tàng vững chắc cho việc đảm bảo rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nếu như có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.

Xem thêm: Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, trình tự thủ tục cấp phép

Mặc dù, việc ký quỹ sẽ giống như việc buộc dây xích vào chân của ai đó. Nhưng điều này trở nên cần thiết là vì tính nhân văn của pháp luật với đề hướng cao nhất là bảo vệ lợi ích của người lao động. Một phương thức bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi bị xâm phạm được xem là hiệu quả và tiến bộ trong quy định về ký quỹ. Mặc dù nếu tính ở mặt đầu tư thì có phần bị hạn chế bởi doanh nghiệp bị giam một khoản tiền khá lớn.

1. Mục đích sử dụng tiền ký quỹ

Tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền bảo hiểm thất nghiệp, tiền bảo hiểm tai nạn lao động, thanh toán các khoản chi phí phát sinh từ bệnh nghề nghiệp hoặc chịu trách nhiệm bồi thường cho người lao động thuê lại khi xảy ra trường hợp các doanh nghiệp cho thuê lại lao động vi phạm hợp đồng lao động đối với người lao động thuê lại hoặc đã gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.

ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Ký quỹ trong hoạt động cho thuê lại lao động là phương thức đảm bảo hoàn hảo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thuê

2. Phương thức nộp tiền ký quỹ

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện thủ tục việc nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của một ngân hàng cụ thể, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo đó, ngân hàng nhận ký quỹ của doanh nghiệp có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận phải được xây dựng theo hình thức mẫu được luật quy định. Và ngân hàng phải thực hiện cấp giấy chứng nhận ngay khi doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm.

Trong trường hợp thay đổi một trong các thông tin ghi nhận trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, đó là: tên của doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê phải gửi yêu cầu bằng văn bản với nội dung đề nghị thay đổi. Đồng thời cung cấp các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin đó tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi các nội dung trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động đã lập trước đó.

3. Cách thức quản lý tiền ký quỹ

Ngân hàng thực hiện việc nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ tổng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp thuê lại. Đồng thời phải quản lý tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật về ký quỹ

Ngân hàng nhận ký quỹ khi thực hiện việc cho doanh nghiệp rút, trích tiền ký quỹ và/hoặc yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền ký quỹ theo đúng các phương thức mà nghị định hướng dẫn điều 54 Bộ luật lao động quy định.

Ngân hàng nhận ký quỹ không được phép cho doanh nghiệp thực hiện việc rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Đối với giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, nội dung Ký quỹ được xem là điều kiện cứng quan trọng nhất để làm cơ sở quyết định một doanh nghiệp có khả năng để tham gia vào hoạt động cho thuê lại này không. Mặc dù yếu tố tiềm năng là rất lớn, nhưng các doanh nghiệp cần phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận để khi xác định đầu tư là phải nắm được cơ hội phát triển cao.

Trường hợp doanh nghiệp cần tư vấn cụ thể hơn. Hãy liên hệ tới Luật Trung Tín, chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách nghiêm túc trên từng yêu cầu của doanh nghiệp.

Tư vấn miễn phí