Những loại động vật cần phải kiểm dịch động vật theo quy định của PLVN

Hiện nay, động vật muốn xuất bán ra thị trường thương mại phải đăng ký kiểm dịch động vật. Nhưng không phải động vật nào cũng phải đăng ký kiểm dịch. Để biết rõ hơn về những loại động vật nào cần phải kiểm dịch động vật, Luật Trung Tín sẽ tư vấn cụ thể cho Quý khách hàng trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép kiểm dịch động vật nhập khẩu

Cơ sở pháp lý về vấn đề động vật cần phải kiểm dịch 

  • Khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2016 / TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  • Phụ lục I Thông tư 25/2016 / TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

động vật cần phải kiểm dịch động vật

Pháp lý để đăng ký kiểm dịch động vật

Danh sách động vật phải đăng ký kiểm dịch

Những quy định theo pháp luật về việc đăng ký động vật cần phải kiểm chứng. Thêm vào đó bạn sẽ nắm bắt được những danh sách động vật cần phải đăng ký kiểm dịch:

Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 37 của Luật thú y, cụ thể như sau:

  • Danh mục động vật trên cạn, sản phẩm động vật phải kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn miễn kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải phân tích rủi ro trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
  • Nội dung, tài liệu về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật trên cạn; đánh dấu và cấp mã số động vật trên cạn, niêm phong phương tiện vận tải, vật thể chứa động vật trên cạn, sản phẩm động vật phải kiểm dịch.

Đối tượng áp dụng

  • Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận tải ngoại tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ động vật, sản phẩm động vật trên cạn Việt Nam.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Nơi cách ly kiểm dịch động vật là khu vực riêng biệt để nuôi nhốt động vật trong thời gian nhất định để kiểm dịch.
  • Địa điểm cách ly sản phẩm động vật để kiểm dịch là kho, container để bảo quản hàng hóa kiểm dịch trong thời gian nhất định.

động vật cần phải kiểm dịch động vật

Những động vật cần phải kiểm dịch

Điều 3: Những loại động vật cần phải kiểm dịch

  • Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các động vật nuôi khác.
  • Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, chim cảnh và các loại chim khác.
  • Động vật thí nghiệm: chuột lang, chuột bạch, thỏ và các động vật thí nghiệm khác.
  • Động vật hoang dã: voi, hổ, báo, gấu, hươu, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, gà lôi, trĩ, chim công và các động vật hoang dã khác.
  • Động vật khác: Ong, tằm, côn trùng khác.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật:

Để dễ dàng đăng ký kiểm dịch động vật, trong đó hồ sơ để đăng ký cần phải đảm bảo đúng theo các loại giấy tớ ở dưới đây:

  • Đơn xin kiểm dịch động vật.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, đã được tiêm phòng.
  • Cơ quan Kiểm dịch động vật: Chi cục Kiểm dịch động vật tỉnh hoặc Trạm trực thuộc Chi cục có chức năng kiểm dịch động vật.

động vật cần phải kiểm dịch động vật

Hồ sơ để đăng ký kiểm dịch chất lượng

Nội dung kiểm dịch các động vật cần phải kiểm dịch

Nội dung để kiểm dịch động vật cũng khá đơn giản, bạn cũng phải nắm bắt các thông tin dưới đây mà Luật Trung Tín chia sẻ để mang lại quá trình thuận lợi nhất:

  • Khám lâm sàng;
  • Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định;
  • Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa, vận chuyển động vật;
  • Hướng dẫn, kiểm tra chủ hàng tiêu độc, khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
  • Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
  • Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua email, fax các thông tin sau: Số giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng hóa, mục đích sử dụng, biển kiểm soát địa phương vận chuyển. Ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển làm giống, hàng tuần thông báo đối với động vật vận chuyển đi giết mổ;
  • Trường hợp động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và xử lý theo quy định.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã nắm bắng được những loại động vật nào cần phải kiểm dịch động vật. Mong rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình đăng ký kiểm dịch động vật. Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn đăng ký kiểm dịch động vật hoặc bất kể loại hình nào, hãy liên hệ với Luật Trung Tín để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Tư vấn miễn phí