Hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính là một trong số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông. Chúng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về việc đăng ký cấp phép. Trong bài viết ngay sau đây Luật Trung Tín tư vấn cho bạn quy trình cấp giấy phép hoạt động bưu chính tại Việt Nam, cùng tham khảo nha.
Xem thêm: Thành lập công ty hoạt động bưu chính
Quy trình cấp giấy phép hoạt động bưu chính tại Việt Nam
Để được cấp giấy phép hoạt động bưu chính tại Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện theo trình tự sau đây:
Quy trình cấp giấy phép hoạt động bưu chính tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Bước 1: Doanh nghiệp, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động bưu chính nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính đến cho các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực bưu chính. Trong đó:
Sở thông tin và truyền thông được quyền cấp cấp giấy phép hoạt động bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh.
Bộ thông tin và truyền thông được quyền cấp cấp giấy phép hoạt động bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế.
Bước 2: Trong vòng 30 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ thực hiện thẩm tra và cấp giấy phép nếu như hồ sơ đạt yêu cầu.
Bước 3: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bưu chính gửi thông báo biên nhận hồ sơ đến địa chỉ hộp thư điện tử (email) của doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép hoạt động bưu chính.
Trường hợp hồ sơ có sai sót cần sửa đổi hoặc có thể là đã sửa đổi mà vẫn chưa đạt yêu cầu thì việc sửa đổi bổ sung hồ sơ sẽ tiếp tục được thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Trường hợp cói yêu cầu sửa đổi mà các doanh nghiệp khôn sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Lúc này các cơ quan có thẩm quyền về ngành bưu chính sẽ ra thông báo từ chối việc cấp giấy phép hoạt động bưu chính. Văn bản sẽ được xác nhận trong vòng 7 ngày tính từ ngày kết thúc thời hạn thông báo lần thứ 2.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bưu chính
Căn cứ theo nghị định số 47/2011/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chuẩn bị 3 bản hồ sơ. Trong đó bao gồm 1 bản gốc và 2 bản sao có con dấu của doanh nghiệp, để tiến hành xin cấp giấy phép hoạt động bưu chính. Hồ sơ gồm có các loại giấy tờ như:
Hồ sơ xin cấp giấy phép bưu chính bao gồm những gì?
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bưu chính;
- Bản sao giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính;
- Bản sao giấy chứng nhận có đầu tư cho hoạt động bưu chính ở Việt Nam do chủ doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chúng.
- Phương án kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:
-
- Thông tin cơ bản bản bao gồm tên, địa chỉ, phương thức liên hệ, số fax, tài khoản thư điện tử (email) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, thông tin trang điện tử của doanh nghiệp, người đại diện trước pháp luật,…
- Địa điểm dự kiến sẽ cung ứng dịch vụ bưu chính
- Hệ thống, phương thức quản lý và cách điều hành dịch vụ
- Quy trình cung ứng dịch vụ cơ bản bao gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phân phát
- Cách thức cung ứng dịch vụ do chính doanh nghiệp tự tổ chức hoặc có thể thông qua quá trình hợp tác cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp khác (khi hợp tác với các doanh nghiệp khác, bạn cần trình bày chi tiết về các yếu tố có liên quan như phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc đảm bảo tính an toàn an ninh, thậm chí là cả cách giải quyết về việc khiếu nại, bồi thường cho người sử dụng dịch vụ nếu không may xảy ra rủi ro).
- Những biện pháp đảm bảo cho sự an toàn đối với tính mạng, sức khỏe của con người. Sự an toàn, bảo mật của bưu gửi, bưu kiện, mạng bưu chính và an ninh thông tin mạng trong hoạt động bưu chính.
Cổng thông tin điện tử tra cứu mã bưu chính của Việt Nam
- Phân tích, tính toán về tính khả thi, lợi ích mặt kinh tế – xã hội của các phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, chi phí, doanh thu, số lượng nhân viên, chi phí thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 3 năm tiếp theo kể từ năm đề nghị cấp cấp giấy phép hoạt động bưu chính.
- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính đúng, đủ và phù hợp với các quy định của pháp luật ban hành về lĩnh vực bưu chính.
- Mẫu mã biểu trưng, nhãn dán, ký hiệu, logo hoặc các yếu tố đặc thù nằm trong hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có).
Đó là các thông tin liên quan đến quy trình cấp giấy phép hoạt động bưu chính tại Việt Nam. Nhìn chung chúng cũng có đôi phần phức tạp và khó thực hiện. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác cũng như sự hiệu quả bạn có thể nhờ đến đội ngũ nhân viên Luật Trung Tín, chúng tôi đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng khi sử dụng dịch vụ của công ty.