Xem thêm: Danh mục động vật-sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch
Thành phần hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch động vật
Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:
- Tờ khai kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 03 TS Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
- Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
- Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ không cung cấp được Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì khi kiểm tra hàng hóa phải gửi bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Hồ sơ để kiểm dịch động vật
Đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu chế biến, chế biến thực phẩm xuất khẩu; thủy sản nhập khẩu từ tàu cá nước ngoài; Sản phẩm động vật thủy sản làm mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị thu hồi, trả lại:
- Tờ khai kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016 / TT-BNNPTNT;
- Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu cá nước ngoài.
- Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ không cung cấp được Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì khi kiểm tra hàng hóa phải gửi bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu;
- Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);
- Bản sao có chứng thực của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo thu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, danh mục hàng hóa thủy sản xuất khẩu, thu hồi).
Thực hiện việc đăng ký kiểm dịch động vật
Để dễ dàng thực hiện việc đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần thực hiện chi tiết theo từng bước cụ thể ở dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Thông báo trước ít nhất 2 ngày nếu sản phẩm động vật đã được kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y; bảy ngày nếu sản phẩm động vật chưa được kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Cục Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Thời gian nộp hồ sơ: Sáng từ 7h30-11h30 và chiều từ 13h đến 17h, thứ Hai đến thứ Sáu.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, công chức kiểm dịch động vật kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, kiểm dịch viên động vật cấp giấy biên nhận ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch. Thời gian thực hiện trong 01 ngày;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ kiểm dịch động vật hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền kiểm tra, điều kiện vệ sinh thú y khu vực kiểm dịch; Hướng dẫn các cơ sở đưa sản phẩm động vật đến khu vực cách ly, kiểm dịch ngay trong ngày.
- Bước 4: Sau khi kiểm tra tại chỗ:
- Trường hợp động vật đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y: Kiểm dịch viên động vật:
- Đánh dấu, niêm phong thùng chứa sản phẩm động vật đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng bao gồm:
- Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng phương tiện vận tải và các vật dụng kèm theo ít nhất 6 giờ trước khi xếp dỡ để vận chuyển và niêm phong phương tiện vận tải.
- Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y thì cán bộ kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và xử lý theo quy định.
Trên đây là những thông tin mà Luật Trung Tín đã chia sẻ về thành phần hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch động vật. Mong rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn có những kiến thức mới nhất. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc gì hãy liên hệ với Luật Trung tín để được giải đáp chi tiết.
Xem thêm: