Công bố chất lượng thực phẩm và các loại thực phẩm phải công bố

Theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Khi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm. Để hoạt động kinh doanh được xem là hợp pháp, cá nhân, tổ chức đó phải công bố chất lượng thực phẩm. Quy định này nhằm đảm bảo các tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng.

Các sản phẩm cần công bố chất lượng thực phẩm không phải là một khái niệm hay định nghĩa cụ thể mà chỉ được quy định ở dạng liệt kê. Từ đó mà cách giải thích sẽ đơn giản hơn, đồng thời trong tương lai nếu có xuất hiện một hoặc một số loại thực phẩm khác thì việc liệt kê sẽ được xem là giải pháp thỏa đáng. 

1. Công bố chất lượng thực phẩm đã qua chế biên bao gói sẵn: 

  • Thông thường được hiểu là các sản phẩm đã hoàn tất mọi công đoạn. Con người chỉ cần tháo, mở, nấu là có thể ăn, uống được.
  • Các loại này có rất nhiều nhưng tựu chung lại thì ta có thể gom thành:
    • Thực phẩm chức năng dạng lỏng, sánh sệt, dạng viên, bột…
    • Các loại đồ uống có cồn, không cồn, bánh, kẹo, chè, nguyên liệu thực phẩm.

2. Công bố chất lượng thực phẩm Phụ gia thực phẩm:

  • Có rất nhiều loại phụ gia, tuy nhiên, do đặc tính hóa học và tính nguy hại của nó nếu để các thành phần vượt ngưỡng quy định nên phụ gia thực phẩm được kiểm soát rất chặt chẽ.
  • Dựa trên kinh nghiệm thực hiện thì chúng tôi rất đồng tình với sự kiểm soát chặt chẽ ấy. Bởi nếu có bất kỳ thành phần nguy hại nào tồn tại thì sẽ gây ra thiệt hại trực tiếp và to lớn đối với sức khỏe con người.
  • Xin liệt kê một số phụ gia để quý vị tham khảo:
    • Chất bảo quản
    • Chất ổn định
    • Chất làm bóng
    • Chất chống oxy hóa.

công bố chất lượng thực phẩm

Xem thêm: Công bố an toàn thực phẩm và các nội dung liên quan

3. Công bố chất lượng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:

  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được nhà sản xuất sử dụng một cách có chủ định trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm.Hay các thành phần của thực phẩm nhằm đạt mục đích hoàn thiện công nghệ xử lý, chế biến thực phẩm.
  • Chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm có một điểm đặc biệt là: Một số chất có thể dùng để sử dụng trong quá trình chế biến của loại thực phẩm này. Nhưng lại không được phép ( cấm) để dùng trong quá trình chế biến sản phẩm khác. Tartrazin là một ví dụ điển hình. Chất này có thể được sử dụng trong việc chế biến kem nhưng sẽ không được dùng để chế biến rất nhiều sản phẩm khác.

4. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm:

  • Ta cứ hiểu theo cách đơn giản nhất, đó là: Cứ loại sản phẩm nào tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thì đó là dụng cụ, vật liệu, chứa đựng thực phẩm.
  • Ví dụ: Xoong nồi, bát đĩa, màng bọc thực phẩm, cốc chén, thìa muỗng….
  • Loại này thì vô cùng phong phú và đa dạng. Hầu hết các loại này đều phải công bố hợp quy vì đã có quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh.

Quý vị muốn tìm hiểu thêm, quý vị hãy liên hệ theo thông tin bên dưới để được giải đáp:

Phone: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí