Hướng dẫn thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm

Sau khi bị thanh tra, kiểm tra và phải chịu chế tài pháp lý, các doanh nghiệp mới phàn nàn rằng, chúng tôi bán sản phẩm là bao bì thì không cần phải làm thủ tục hành chính nào cả, vì nó không gây hại cho sức khỏe con người. Lý do của việc nhận thức sai chính là chỗ, các doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ về tính an toàn của các bao bì, vật dụng tiếp xúc với thực phẩm. Đơn cử một trường hợp như: Túi nilon vượt quá giới hạn cho phép về các chỉ tiêu an toàn thì ngay lập tức sẽ dính chặt lấy thức ăn được đựng trong đó, vấn đề ở chỗ là chỉ tiêu vượt quá đó không ảnh hưởng trực tiếp ngay mà theo thời gian sẽ hủy hoại sức khỏe và loại bỏ sức đề kháng của con người.
Vì vậy, như một lẽ đương nhiên là bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào tham gia vào một trong chuỗi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bao bì, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm thì đều phải thực hiện việc công bố/tự công bố theo quy định của pháp luật. Để có cơ sở pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp tìm hiểu. Chúng tôi trân trọng “Hướng dẫn thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm” để Quý khách tham khảo:

Căn cứ pháp lý quy định thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm.

Hồ sơ, thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm

Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ( Luật Trung Tín soạn theo mẫu)

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận

Nhãn phụ và nhãn chính của sản phẩm nhập khẩu ( nếu sản phẩm có nội dung tiếng nước ngoài thì phải dịch thuật và công chứng theo quy định)

Nhãn chính sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy định về ghi nhãn hàng hóa

Giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, đơn vị khác.

Công việc Luật Trung Tín thực hiện

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ

Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm, chuẩn bị các công đoạn khác để hoàn thiện tổng thể hồ sơ

Soạn hồ sơ Công bố phẩm thực phẩm thường sản xuất trong nước;

Tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình giải quyết thủ tục hành chính.

Trên lý thuyết, để hoàn thiện hồ sơ theo các đầu mục đã được nêu sẽ thấy được sự đơn giản, tuy nhiên, trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt, ví dụ: Kiểm nghiệm ở đâu? Kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì? Hồ sơ hoàn thiện như thế nào? Cần lưu ý những gì?…

Một số Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Quý khách cần quan tâm

QCVN 12-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

QCVN 12-3:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Nhận thấy được những khó khăn mà Quý khách sẽ gặp phải khi thực hiện, Luật Trung Tín cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm giúp Quý khách đỡ công tìm hiểu, tránh mất thời gian và chỉ phải chi trả một khoản chi phí hợp lý.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần!

Xem thêm: Các quy định về nhập khẩu hàng mẫu thực phẩm

Trân trọng!

Tư vấn miễn phí