Cơ sở pháp lý quy định thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định số 15/2018/ NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
- Nghị định 155/2018/NĐ – CP sửa đổi một số điều Nghị định 15/2018/NĐ – CP
- Thông tư số 30/2012/ TT-BYT vê điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Những cơ sở không thuộc trường hợp cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
- Sơ chế nhỏ lẻ.
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm.
- Kinh doanh thức ăn đường phố.
- Cơ sở đã được cấp một trong các loại chứng nhân sau:
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
- Thực hành sản xuất tốt (GMP)
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) còn hiệu lực.
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Xin xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hộ kinh doanh cá thể thì sẽ phải có ít nhất là 3 người tham gia tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong đó có chủ hộ kinh doanh.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là doanh nghiệp sẽ phải có ít nhất là 5 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
A. Chuẩn bị hồ sơ tập huấn:
- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- Danh sách người tham gia xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ảnh 4×6 của những người tham gia xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- CMND/HC/CCCD của những người tham gia tập huấn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
- Giấy tờ chứng minh về ngành nghề kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
B. Nộp hồ sơ tại Sở y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
C. Thẩm định hồ sơ
- Sau khi thẩm định hồ sơ, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xếp lịch cho các cá nhân đề nghị để tham gia lớp học và thi xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nếu thi đạt thì sẽ cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP,
- Nếu thi không đạt sẽ từ chối cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức. Cơ sở sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký thi lại.
2. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
A. Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở kinh doanh
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (bản sao chứng thực)
- Hợp đồng ủy quyền cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
B. Thẩm định hồ sơ
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong thời hạn 15 ngày làm việc.
- Để thẩm định cơ sở sẽ thành lập đoàn thẩm định từ 3-5 thành viên, trong đó có 2/3 là cán bộ chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu cơ sở đủ điều kiện cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu từ chối cấp thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm cho cơ sở có hiệu lực từ ngày cấp và thời hạn là 3 năm.
- Trước 6 tháng kể từ ngày ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm cho cơ sở hết hiệu lực thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm muốn tiếp tục kinh doanh sẽ phải làm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận về vệ sinh ATTP.
Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ tới Luật Trung Tín theo:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Nhà phân phối có được quảng cáo thực phẩm chức năng không?