Thư ủy quyền trong hồ sơ công bố mỹ phẩm thường được trình bày ở dạng Tiếng Anh với tiêu đề như: Power of Attorney, Letter of Authorization.
Xem thêm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do trong hồ sơ công bố mỹ phẩm
Pháp lý về Thư ủy quyền trong hồ sơ công bố mỹ phẩm:
⇒ Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
⇒ Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
→ Tên, địa chỉ của nhà sản xuất
→ (Trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất)
→ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền
→ Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam)
→ Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền
→ Thời hạn ủy quyền
→ Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ PIF
→ Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.
Như vậy, POA được xem là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các đầu mục thông tin được liệt kê trên đây. Tuy nhiên, tính hình thức của giấy tờ cũng được xem là một vấn đề cần quan tâm vì rất nhiều doanh nghiệp hiểu sai dẫn đến chậm trễ hồ sơ. Hoặc thậm chí bỏ ngang cả kế hoạch vì cho rằng là quá khó khăn.
Hình thức Thư ủy quyền trong hồ sơ công bố mỹ phẩm
1. Phần nội dung ủy quyền của nhà sản xuất ( chủ sở hữu, chủ sở hữu đồng thời là nhà sản xuất) cho thương nhân Việt Nam.
- Người đại diện của nhà sản xuất sẽ ký tên, ghi rõ tên, chức danh trong công ty. Đóng dấu trong trường hợp nhà sản xuất sử dụng con dấu.
- Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không xem rõ các yêu cầu đó dẫn đến việc để thiếu thông tin rồi phải làm đi làm lại nhiều lần.
2. Phần công chứng của Văn phòng công chứng hoạt động hợp pháp ở nước sở tại:
- Theo như kinh nghiệm của chúng tôi thì đây là phần bị thiếu, bị sai nhiều nhất. Để hiểu hơn vài trò và sự cần thiết của việc công chứng giấy tờ thì cần phải tìm hiểu về các quy định của pháp luật.
- Điều 2 Giải thích từ ngữ được quy định ở Luật công chứng thì “ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
- Lý do phải công chứng là để “ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch”
- Có một số doanh nghiệp chuyển cho chúng tôi POA đã được xác nhận của phía nhà sản xuất, được hợp pháp lãnh sự. Thậm chí còn được phòng thương mại và công nghiệp xác nhận.
- Nhưng xét về góc độ luật định thì văn bản như vậy sẽ không được chấp nhận.
- Như vậy thì sẽ phải quay lại xin cấp POA lại từ đầu. Mất thời gian, tốn kém tiền bạc, thậm chí cũng mất uy tín vì nhà sản xuất cho rằng, doanh nghiệp không nắm bắt rõ luật và không nghiêm túc trong kinh doanh.
- Đó là những điểm bất lợi gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp đó.
– Hợp pháp hóa lãnh sự:
- Rất nhiều tài liệu được làm giả, làm nhái, tẩy xóa để thực hiện việc hợp pháp hóa mỹ phẩm nhập khẩu. Vì vậy, CFS cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự để xác thực về sự tồn tại của pháp nhân nước ngoài và xác nhận tính trung thực của giấy tờ trong hồ sơ. Quy định này là phù hợp và cần thiết đối với quá trình quản lý.
Nếu doanh nghiệp gặp khó trong quá trình thực hiện việc xây dựng giấy tờ này. Hãy liên hệ với Luật Trung Tín theo thông tin dưới đây.
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com