Xin giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng, xuất khẩu vàng

Vàng vốn là một mặt hàng đặc biệt, hoạt động kinh doanh mặt hàng này được pháp luật quản lý rất chặt chẽ. Từ hoạt động buôn bán nhỏ lẻ cho đến kinh doanh lớn. Kinh doanh mua bán vàng miếng và xuất khẩu vàng là hai ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần xin giấy phép trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Cơ sở pháp lý kinh doanh mua bán vàng miếng:

  • Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
  • Thông tư số 16/2012/TT-NHNH hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP
  • Thông tư 38/2015/TT-NHNN sửa đổi thông tư 16/2012/TT-NHNH
  • Thông tư 03/2017/TT-NHNH sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 16/2012/TT-NHNN.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng

Để được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, đối với doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng thông thường:
    • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
    • Có vốn điều lệ là từ 100 tỷ đồng trở lên
    • Có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vàng từ hai năm trở lên
    • Có số thuế đã nộp do cơ quan thuế xác nhận từ hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất
    • Có các chi nhánh, địa điểm bán hàng tư 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  • Thứ hai, đối với tổ chức tín dụng:
    • Có vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng trở lên
    • Có đăng ký ngành nghề kinh doanh vàng
    • Có các chi nhánh từ 5 tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương trở lên.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng

  • Thứ nhất, đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng:
    1. Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh vàng miếng
    2. Danh sách địa điểm kinh doanh làm địa điểm mua, bán vàng miếng, gồm:
      • Địa chỉ trụ sở chính
      • Chi nhánh
      • Địa điểm kinh doanh.
    3. Giấy tờ pháp lý của đơn vị xin cấp phép như:
      • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
      • Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh
      • Tài liệu chứng minh địa điểm đăng ký làm địa điểm hoạt động kinh doanh vàng miếng đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.
    4. Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp trong hoạt động kinh doanh vàng 2 năm gần nhất, liền kề.
    5. Báo cáo tài chính đã kiểm toán trong 2 năm liền kề trước đó.
  • Thứ hai, đối với tổ chức tín dụng kinh doanh mua bán vàng miếng:

    1. Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh vàng miếng
    2. Danh sách địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh vàng miếng, gồm:
      • Trụ sở chính
      • Chi nhánh
      • Phòng giao dịch.
    3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, tài liệu chứng minh địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh vàng miếng đã được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • b. Nộp hồ sơ và cấp phép hồ sơ:
    • Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. NHNN Việt Nam thông báo để NHNN chi nhánh tỉnh/ thành phố tại nơi thương nhân đăng ký kiểm tra về giấy tờ pháp lý, chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.
    • Trong thời hạn 7 ngày làm việc từ ngày nhận được thông báo của NHNN Việt Nam. NHNN chi nhánh tỉnh/ thành phố sẽ phải báo cáo kết quả kiểm tra cho Vụ quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    • Trong thời hạn là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ so hợp lệ. NHNN Việt Nam sẽ thông báo cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh vàng miếng.

Kinh doanh xuất khẩu vàng

  • Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể được tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vàng theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu vàng nguyên liệu và là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh khai thác vàng.
  • Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có quy định về điều kiện được phép xuất khẩu vàng nguyên liệu như sau:
    • Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
    • Có giấy phép khai thác vàng
    • Có tài liệu chứng minh về nguồn gốc của vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do chính doanh nghiệp khai thác trong nước
    • Không có sự vi phạm quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian là 12 tháng liền kề trước thời điểm cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.

Thủ tục xin cấp phép xuất khẩu vàng

Hồ sơ đăng ký cấp phép:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu
  • Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh
  • Tài liệu chứng minh nguồn gốc vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do doanh nghiệp khai thác
  • Báo cáo về tình hình khai thác, xuất khẩu vàng nguyên liệu trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm báo cáo
  • Kèm theo tờ hải quan xuất khẩu vàng, phiếu trừ lùi có xác nhận của cơ quan Hải quan (theo mẫu)

Nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ

  • Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ, cung và cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật. Vụ quản lý ngoại hối sẽ trình Thống đốc NHNN Việt Nam xem xét, quyết định cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
  • Trong thời hạn là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. NHNN Việt Nam sẽ thông báo cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép xuất khẩu vàng cho doanh nghiệp.

Liên hệ Luật Trung Tín để biết thêm thông tin chi tiết:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Xem thêm: Tổng hợp các quy định về thành lập công ty, đăng ký kinh doanh

Tư vấn miễn phí