Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

Hạnh phúc gia đình luôn là câu chuyện được tất cả các vợ chồng quan tâm. Khi cuộc sống hôn nhân không được như mong đợi, mâu thuẫn không được giải quyết, cặp vợ chồng thường chọn giải pháp ly hôn. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành thủ tục ly hôn, các cặp vợ chồng không thể tránh khỏi tranh chấp về quyền nuôi con, bởi vì cả cha và mẹ đều muốn là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con mình.
Bài viết dưới đây Luật Trung Tín chia sẻ bài viết tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con để Quý khách tham khảo.

Quy định của pháp luật về nuôi con sau khi ly hôn

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

+ Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Các điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền lợi của con là: Điều kiện nuôi dưỡng (yếu tố vật chất bao gồm nơi ăn chốn ở), điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện phát triển tinh thần như vui chơi giải trí, phát triển đạo đức, môi trường sống, cũng như đạo đức, nhân cách của cha mẹ và v.v…

Vì vậy, trường hợp hai bên đòi quyền nuôi con, Tòa án sẽ xem xét quyết định giao nuôi con cho bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho con. Có rất nhiều trường hợp một bên có thu nhập cao, ổn định, đáp ứng đầy đủ điều kiện cho con nhưng vẫn không được tòa giao nuôi con. Lý do họ hay đi công tác, thường xuyên không có mặt ở nhà,….

Liên hệ tổng đài: 0989232568 để Luật Trung Tín tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con hợp pháp

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Các bên tự thỏa thuận thời gian thăm nom con. Trong trường hợp lạm dụng thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con đối với người kia.

Nếu vợ/chồng không trực tiếp nuôi con thì họ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Thời gian cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, trừ trường hợp bên kia không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền và nghĩa thăm nom con mà không ai được cản trở.

Liên hệ tổng đài: 0989232568 để Luật Trung Tín tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con hợp pháp

Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn

Mặc dù được Tòa án đã có quyết định giao nuôi con nhưng việc nuôi con có thể thay đổi trong các trường hợp sau:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để làm việc đó;

+ Khi thay đổi người trực tiếp nuôi con cần căn cứ cả nguyện vọng của con nếu đã đủ từ bảy tuổi trở lên;

+ Trường hợp cả cha và mẹ đều không đáp ứng được điều kiện trực tiếp nuôi con: Tòa án xem xét, quyết định cho người giám hộ giao nuôi con theo quy định pháp luật.

Liên hệ tổng đài: 0989232568 để Luật Trung Tín tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con hợp pháp

Dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn tại Luật Trung Tín

  • Tư vấn về điều kiện nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn về cấp dưỡng nuôi con;
  • Tư vấn giành quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ có lợi để giành quyền nuôi con khi ly hôn; Hỗ trợ khách hàng giành quyền nuôi; Tư vấn về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (thay đổi quyền nuôi con);
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp cụ thể: Giành quyền nuôi con khi thu nhập thấp, không có chỗ ở ổn định, hoặc khi bố, mẹ không đăng ký kết hôn; Giành quyền nuôi con của người ngoại tình; Quyền nuôi con khi bố hoặc mẹ đứa trẻ chết; Giành quyền nuôi con khi chồng cũ lấy vợ hoặc vợ cũ lấy chồng; Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con; Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài; Thay đổi quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài.
  • Đại diện cho khách hàng tại phiên tòa xét xử vụ việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con

Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến tranh chấp về quyền nuôi con, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn một cách tốt nhất, đảm bảo lợi ích của Quý khách hàng.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền tài sản sau ly hôn

Tư vấn miễn phí