Xem thêm: Tư vấn ly hôn và quyền nuôi con – Tổng đài 24/7: 0989 232 568
Quy định về ly hôn theo pháp luật Việt Nam được hiểu là như thế nào?
Theo quy định tại điều 3 khoản 4 của luật hôn nhân và gia đình được ban hành năm 2014 thì ly hôn tức là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án. Cả hai vợ chồng hoặc chỉ riêng vợ và chỉ riêng chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cơ quan duy nhất có trách nhiệm, quyền lực đưa ra phán quyết chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng đó là tòa án. Hiện nay phán quyết của Toà án được thể hiện riêng biệt theo hai hình thức đó là bản án hoặc quyết định.
Ly hôn được hiểu là như thế nào?
- Hình thức quyết định: Trong trường hợp bên vợ và bên chồng đồng ý ly hôn và có thỏa thuận với nhau giải quyết được hết tất các nội dung liên quan đến quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì lúc này Tòa án sẽ công nhận và ra phán quyết dưới hình thức quyết định.
- Hình thức bản án: Trong trường hợp khi ly hôn người vợ, người chồng xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp tài sản, con cá và không đi đến được tiếng nói chung thì lúc này Tòa án sẽ ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về bên nào?
Có thể nói ly hôn là mặt trái trong mối quan hệ hôn nhân và là vấn đề không thể thiếu trong các mối quan hệ hôn nhân không thể hàn gắn. Trong trường hợp đó, ly hôn là việc làm cần thiết cho cả vợ, chồng và các thành viên trong gia đình. Vậy ai là người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn? Theo điều 51 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
Yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về bên nào?
- Cả hai vợ chồng hoặc chỉ riêng vợ, chỉ riêng chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ hoặc những người thân thích của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương khi bên vợ, chồng bị mắc bệnh tâm thần hoặc các căn bệnh không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Đồng thời có thể là nạn nhân trong việc bị bạo lực gia đình được gây ra do chồng, vợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của họ.
- Đặc biệt, trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Quy định này dựa trên luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em – bộ phận yếu trong xã hội được pháp luật Việt Nam đặc biệt quan tâm và bảo vệ.
Trường hợp ly hôn được sự đồng tình của cả hai bên
Trong trường hợp cả 2 vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện mong muốn ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, chăm nuôi, giáo dục trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa sẽ ra phán quyết thuận tình ly hôn. Trong trường hợp không thỏa thuận được hay đã thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.
Ly hôn đơn phương
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn đơn phương mặc dù đã được hòa giải tại Tòa án nhưng không thành thì Tòa sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có bằng chứng căn cứ về việc chồng hoặc vợ đã có hành vi bạo lực trong gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho hôn nhân rơi vào trạng thái không thể hòa giải, đời sống chung không thể kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân.
- Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích thì yêu cầu ly hôn sẽ được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình.
- Trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình, sức khỏe, tinh thần bị tổn thương nghiêm trọng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến quy định về ly hôn theo pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang vướng mắc về một trong những vấn đề trên thì có thể liên hệ ngay với Công Ty Luật Trung Tín qua số điện thoại trên màn hình hoặc có thể để lại câu hỏi dưới bình luận, các nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc đó.