Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề xảy ra tại bất cứ cuộc hôn nhân nào. Ngoài các vấn đề liên quan đến tài sản, nợ nần thì giành quyền nuôi con là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Dù cuộc hôn nhân đổ vỡ do bất cứ lý do gì đi nữa thì người vợ, chồng cũng muốn chính mình tự tay chăm lo cho con, họ có thể mang mọi thứ ra để đánh đổi và giành quyền nuôi con. Vậy trong trường hợp vợ, chồng tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn thì Tòa án sẽ phán quyết và xử lý như thế nào? Cùng đón đọc các thông tin liên quan đến vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Các trường hợp ly hôn hợp pháp theo Luật Hôn nhân và gia đình

Một số lưu ý về quyền nuôi con khi ly hôn

Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề thường xảy ra của các cặp vợ chồng. Là cha mẹ, ai cũng mong con có đầy đủ tình yêu thương, được lớn lên khỏe mạnh và ngoan ngoãn, cũng chỉ vì hoàn cảnh mà cuộc hôn nhân của cha mẹ không thể tiếp tục được nên cha, mẹ ai cũng mong muốn mình được trực tiếp nuôi con. Công Ty Luật Trung Tín chia sẻ một số lưu ý về quyền nuôi con như sau:

Vợ chồng tự thỏa thuận về quyền nuôi con

tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Vợ chồng tự thỏa thuận về quyền nuôi con

  • Theo quy định của pháp luật, cha mẹ khi đã ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong trường hợp con chưa đủ thành niên hoặc đã thành niên nhưng không may mắc bệnh mất đi năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và tài sản để nuôi bản thân.
  • Cha mẹ thỏa thuận và quyết định người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ mỗi bên phải thực hiện sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con, Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi con.
  • Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con trưởng thành trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên nếu bên nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng thì có thể không chu cấp cho con.

Điều kiện nuôi con sau khi ly hôn

Nếu hai bên không đưa ra được ý kiến thống nhất về thỏa thuận nuôi con thì Tòa án nhân dân sẽ xem xét tất cả các điều kiện thực tế và căn cứ vào quyền lợi chính đáng của đứa trẻ để bé có thể phát triển tốt nhất trong tương lai. Những điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền lợi nuôi con bao gồm:

tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Đảm bảo điều kiện nuôi con sau khi ly hôn

  • Thu nhập hàng tháng: Bạn cần chứng minh thu nhập hàng tháng của mình có thể đáp ứng nhu cầu tài chính để con phát triển toàn vẹn.
  • Nơi cư trú ổn định: Nếu bạn có nơi ở ổn định sẽ là điểm cộng trong việc giành quyền nuôi con.
  • Môi trường sống: Hãy chứng minh môi trường sống của con khi ở với bạn tốt hơn khi ở với đối phương. Bạn cần chỉ ra nơi con ở, con sống với ai, môi trường ở đó tốt như thế nào, có sự tiện nghi nào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con như đi lại, học hành,…
  • Thời gian làm việc: Nếu công việc của bạn chiếm 1 khoảng thời gian vừa phải và vẫn đảm bảo thời gian chơi với con thì bạn lại có thêm 1 điểm cộng nữa rồi.
  • Hành vi, cách cư xử: Hãy chứng minh bạn có lối sống lành mạnh chúng sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong quá trình phát triển của con.

Tranh chấp quyền nuôi con

Theo các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình, trường hợp tranh chấp quyền nuôi con được xử lý như sau:

  • Con chưa đủ 36 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con hoặc cha mẹ đã có thảo luận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Trường hợp con từ 3 – dưới 7 tuổi:

* Nếu 2 bên cùng đòi quyền nuôi con thì Tòa sẽ xem xét, quyết định giao quyền nuôi con cho bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi của con tốt hơn.

* Trường hợp cha, mẹ có điều kiện kinh tế, nhu cầu sinh hoạt, điều kiện học tập,….tốt hơn rất nhiều so với bên còn lại nhưng Tòa vẫn không giao cho quyền nuôi con. Đó là vì tính chất công việc, người đó thường xuyên đi công tác xa nhà, không trực tiếp chăm sóc, giáo dục con khiến cho khả năng phát triển về đời sống tình cảm của con không ổn định.

  •  Trường hợp con 7 tuổi trở nên thì xem xét, tôn trọng quyền quyết định của con.

Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

  • Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyết định của con được phép sống chung với người được giao quyền nuôi con.
  • Bố, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con được phép thăm con và không ai được phép ngăn cản.

Đó là các thông tin về việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Ly hôn là việc không ai mong muốn, đặc biệt là những đứa bé, không cha mẹ nào muốn con sống thiếu tình cảm của bố, của mẹ cả. Vì vậy hãy ngồi lại, bàn bạc với nhau và đưa ra những phương án tốt nhất cho con.

Tư vấn miễn phí