Khi nào chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ?

Chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ liệu có vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp nào chồng được tự mình bán nhà mà không cần hỏi vợ hoặc có uỷ quyền từ vợ? Trong bài viết hôm nay của Luật Trung Tín sẽ giải đáp chi tiết khi nào chồng được bán nhà một mình theo quy định hiện hành.

Cơ sở pháp lý

Khi nào chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ?

Chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ khi nhà đó là tài sản riêng của người chồng. 

Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.

Khi nào chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ?

Khi nào chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ?

Mà Đều 192 Bộ luật này quy định về quyền định đoạt như sau: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”.

Điều 194 Bộ luật này tiếp tục quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”.

Như vậy, khi nhà ở được xác định là tài sản riêng thì chồng có toàn quyền định đoạt. Trong đó có quyền được bán cho bất kỳ ai có đủ điều kiện sở hữu nhà ở. Vậy cách xác định tài sản riêng vợ chồng như thế nào? Cùng theo dõi phân tích ở nội dung tiếp theo.

Nhà ở là tài sản riêng của chồng trong những trường hợp nào?

Chồng bán nhà không cần vợ đồng ý khi nhà ở là tài sản riêng của chồng. Vậy khi nào nhà ở trở thành tài sản riêng. Điều này được xác định tuỳ theo từng trường hợp.

Nhà ở là tài sản riêng của chồng trong những trường hợp nào?

Nhà ở là tài sản riêng của chồng trong những trường hợp nào?

Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo Điều 47 Luật này quy định: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.

Theo đó, hai bên kết hôn được quyền lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc luật định. Nếu lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận được lập trước khi kết hôn. Và nó chỉ có hiệu lực khi hai bên đăng ký kết hôn.

Nội dung cơ bản của thoả thuận này bao gồm: Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình,…

Như vậy, nếu như hai người thoả thuận là nhà ở có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của chồng. Thì khi đó nhà ở là tài sản riêng của chồng. Vợ không có quyền đối với nhà ở này.

Chế độ tài sản vợ chồng theo Luật định

Khi nào chồng được bán nhà một mình? Nếu như không chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì mặc định là chế độ tài sản theo Luật định. 

Cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng…”

Như vậy, nhà ở sẽ là tài sản riêng của mình chồng và bán không cần vợ đồng ý. Khi nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà ở có trước khi kết hôn.
  • Nhà ở được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Nhà ở được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Nhà ở được mua hoặc được xây bằng tài sản riêng của vợ.
  • Nhà ở được vợ chồng thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp chia nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức,…

Lưu ý khi chồng tự mình bán nhà ở

Chồng được tự bán nhà không cần vợ nhưng cần có văn bản chứng minh đó là tài sản riêng.

Lưu ý khi chồng tự mình bán nhà ở

Lưu ý khi chồng tự mình bán nhà ở

Quy định công chứng, chứng thực hợp đồng

Tại Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định:

1. Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

…………………………………………………………………………………………………

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”.

Giấy tờ cần chuẩn bị

Mặt khác, tại Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014 quy định các giấy tờ cần có trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Ví dụ văn bản thỏa thuận chế độ tài sản thì văn bản đó là giấy tờ khác liên quan. Hoặc nếu nhà ở được tặng cho riêng cần có hợp đồng tặng cho. Nếu là tài sản nhận thừa kế cần có văn bản thừa kế….

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề chồng bán nhà không cần sự đồng ý của vợ để bạn đọc tham khảo. Trường hợp này chỉ xảy ra khi nó là tài sản riêng của chồng. Để chứng minh là tài sản riêng thì chồng cần có văn bản chứng minh phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tư vấn miễn phí