Cách đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hoàn thiện & hiệu quả nhất

Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc cần làm những gì? Chi phí như thế nào? Nên lựa chọn dịch vụ đăng ký ra sao? Hãy cùng Luật sư của công ty Luật Trung Tín tìm hiểu câu trả lời.

Tại sao nên đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc?

Nhiều người cho rằng mình là người viết ra tác phẩm âm nhạc, đương nhiên mình là chủ sở hữu. Dẫn đến, nhiều trường hợp không đi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc. Điều này là sai lầm.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo có phức tạp không, cần lưu ý những gì

Chẳng hạn, vụ nghi án đạo nhạc giữa bài hát hit 2019 của Chi Pu: “Anh ơi ở lại” do Đạt G sáng tác với bài hát “Buông” (2017) của Bùi Anh Tuấn do Nguyễn Duy Anh viết. Sự việc này đã gây ra tranh cãi, lùm xùm trong dư luận. Trong khi đó, ở Việt Nam, khi tranh chấp xảy ra, việc chứng minh ai là chủ sở hữu tác phẩm thường dựa vào việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã đăng ký bản quyền hay chưa? Vì vậy, việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc mặc dù về mặt pháp lý là không bắt buộc, nhưng lại rất cần thiết cho tác giả, chủ sở hữu để bảo vệ được tài sản của mình.

Ngoài ra, khi tác phẩm được đăng ký việc cho phép bên thứ 3 sử dụng hoặc chuyển nhượng tác phẩm cho chủ sở hữu khác cùng sẽ thuận lợi và tạo được niềm tin tuyệt đối cho người sử dụng hoặc nhận chuyển nhượng.

Đăng ký bản quyền âm nhạc như thế nào?

Ca khúc hay bài hát (gọi chung là tác phẩm âm nhạc) có thể được đăng ký dưới hai hình thức là bản ghi âm hoặc bản in phần lời. Chủ sở hữu đăng ký dưới hình thức bản ghi âm trong trường hợp bài hát đã được ca sỹ thể hiện và được thu âm. Bản in phần lời và phần nhạc của bài hát được đăng ký trong trường hợp tác giả sáng tạo ra và chưa tiến hành thu âm bài hát.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc

Hồ sơ đăng ký bản quyền bao gồm các giấy tờ sau:

  1.  Đơn đăng ký bản quyền được chủ sở hữu bản quyền hoặc tổ chức đại diện bản quyền tiến hành soạn thảo và ký, đóng dấu
  2. 02 đĩa CD bản thu âm bài hát hoặc bản in trên Giấy A4 phần lời & phần nhạc có chữ ký & dấu của chủ sở hữu
  3. Cam đoan của tác giả về việc bài hát được chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào
  4. Quyết định giao việc cho nhân viên sáng tác ra bài hát (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê sáng tác tác phẩm trong trường hợp đi thuê bên thứ 3 sáng tác
  5. 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả
  6. 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu bài hát (pháp nhân)
  7. Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát
đăng ký bản quyền âm nhạc

Việc không đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc đã gây ra nhiều vụ kiện chưa có hồi kết

Địa chỉ liên hệ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, bài hát là một trong những đối tượng được bảo hộ (thuộc bản quyền tác giả). Do đó, hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát được nộp tại Cục Bản quyền tác giả.

 Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ dưới hai hình thức: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.

Như vậy, thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc phải trải qua khá nhiều bước. Để đảm bảo cho việc đăng ký được tiến hành thuận lợi, chủ sở hữu nên sử dụng dịch vụ của công ty luật. Đây là những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm chuyên sâu. Vì vậy, việc thực hiện cũng như thời gian hoàn thành sẽ nhanh hơn.

Lưu ý: Theo quy định hiện hành, bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ online tại đây.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tại Luật Trung Tín

Dịch vụ đăng ký bản quyền tại Luật Trung Tín bao gồm: Tư vấn thủ tục, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh và nhận giấy chứng nhận quyền tác giả, chuyển giấy chứng nhận đến tận tay khách hàng.

Hãy liên hệ với công ty Luật Trung Tín nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ trong quá trình thực hiện đăng ký bản quyền trên Facebook. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến dịch vụ tốt nhất cho bạn.

Hotline: 0989 232 568

Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí