1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho nhãn hiệu
- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì không có quy định về thương hiệu. Luật chỉ quy định về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu.
- Vì thực chất, thương hiệu là cách gọi của nhiều người. Thương hiệu là một khái niệm rộng và trừu tượng.
- Thương hiệu bao gồm rất nhiều các yếu tố như nhãn hiệu, logo, slogan, niềm tin của người tiêu dùng, uy tín doanh nghiệp…
- Nhưng khi nói đến đăng ký thương hiệu, thì có thể nghĩ ngay đến việc đăng ký nhãn hiệu. Bởi nhãn hiệu là hình thức thể hiện rõ ràng nhất của thương hiệu.
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên nếu không đăng ký thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều những bất lợi trong hoạt động kinh doanh như:
- Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng nhãn hiệu để đăng ký là của mình
- Khó khăn cho việc đưa sản phẩm vào các cửa hàng, siêu thị vì hầu hết các siêu thị, cửa hàng lớn hiện nay đều yêu cầu có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm…
- Theo thực tế thực hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho quý khách hàng thì quy trình để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu sẽ được tiến hành như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( 02 bản)
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký ( 08 mẫu kích thước lớn hơn 3x3cm và nhỏ hơn 8x8cm)
- Các giấy tờ ưu tiên ( nếu có).
Thứ hai, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì sẽ hồ sơ sẽ được nộp tại Cục SHTT
- Hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT.
- Nộp hồ sơ kèm theo nộp phí theo quy định.
Thứ ba, theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ:
- Sau khi nộp hồ sơ đúng quy định, thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm xét qua các bước:
- Thẩm định hình thức ( thông thường là sau 1 tháng kể từ ngày nộp đơn)
- Thẩm định nội dung ( 12 tháng kể từ ngày có kết quả thẩm định hình thức)
- Tthông báo kết quả từ chối hoặc chấp nhận đơn
- Nếu chấp nhận đơn sẽ yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ
- Đăng công báo
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền trên facebook cần phải làm những thủ tục gì?
2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp
- Theo cách hiểu thông thường thì kiểu dáng công nghiệp chính là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Ví dụ như: hình dáng của một chai nước, hình dáng của một chiếc xe đạp,… không bao gồm các hoa văn, họa tiết hay logo nhãn hiệu gắn lên sản phẩm.
- Để kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ. Kiểu dáng phải phù hợp với quy định tại Điều 63, Điều 64 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
- Cụ thể có một số lưu ý quan trong như sau:
- Có tính mới: Khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng đã công bố trước đó, chưa được bộc lộ công khai theo quy định tại Điều 65 Luật SHTT.
- Tính sáng tạo: Tức là người có hiểu biết trung bình trong cùng lĩnh vực tương ứng không thể tạo ra kiểu dáng đó một cách dễ dàng.
- Khả năng áp dụng công nghiệp: Chính là khả năng sản xuất ra hàng loạt kiểu dáng công nghiệp tương tự nhau bằng sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
- Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
Thứ nhất, Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tờ khai đăng ký ( 02 bản)
- Mẫu ảnh chụp, hoặc ảnh vẽ đầy đủ các mặt của kiểu dáng công nghiệp
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- Các giấy tờ ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
- Giấy ủy quyền cho đại điện sở hữu công nghiệp, nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Nộp tại bộ phận tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại tại Cục SHTT
- Hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT
- Nộp hồ sơ kèm theo nộp phí theo quy định.
Thứ ba, Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Sau khi nộp hồ sơ đúng quy định, thì hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thẩm xét qua các bước:
- Thẩm định hình thức ( thông thường là sau 1 tháng kể từ ngày nộp đơn)
- Công bố đơn đăng ký ( 2 tháng kể từ ngày có kết quả đạt thẩm định hình thức)
- Thẩm định hình thức ( 9 tháng kể từ ngày công bố đơn)
- Cấp văn bằng bảo hộ ( Sau 2-3 tháng kể từ ngày nộp phí cấp văn bằng).
3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho sáng chế, giải pháp hữu ích
- Đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích là đối tượng đăng ký yêu cầu về trình độ chuyên môn cao nhất trong các quyền sở hữu trí tuệ. Để đánh giá một sáng chế, hay giải pháp hữu ích có trùng lặp hay tương tự hay không với những sáng chế, giải pháp hữu ích đã đăng ký trước đó, không chỉ yêu cầu người thẩm xét đơn phải có am hiểu về những quy định của pháp luật, mà ngoài ra còn phải am hiểu về lĩnh vực mà sáng chế, giải pháp hữu ích đó đăng ký.
- Tương tự như kiểu dáng công nghiệp, thì sáng chế để có thể đăng ký bảo hộ cũng cần đáp ứng các điều kiện về tính mới,tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Còn đối với giải pháp hữu ích thì chỉ cần đáp ứng điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Theo quy định tại Điều 58, 59 của Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
- Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích thì người làm đơn sẽ thực hiện quy trình như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
- Tờ khai đăng ký ( 02 bản)
- Bản mô tả, thuyết minh về sáng chế/giải pháp hữu ích
- Hình vẽ minh họa ( nếu có)
- Các tài liệu ưu tiên (nếu có)
- Giấy ủy quyền ( nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp).
Thứ hai, Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
- Nộp tại bộ phận tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại tại Cục SHTT
- Hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT
- Nộp hồ sơ kèm theo nộp phí theo quy định.
Thứ ba, theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích
- Đối với thẩm định đơn đăng ký sáng chế thì thời gian tương đối lâu mất khoảng 3- 4 năm, cụ thể:
- Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn đăng ký. Ra thông báo chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký.
- Công bố đơn đăng ký: đơn đăng ký được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu không có ngày ưu tiên. Hoặc trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
- Đơn có thể được công bố sớm trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được đơn yêu cầu hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
- Yêu cầu thẩm định nội dung: Cục SHTT sẽ thẩm định nội dung khi có yêu cầu của chủ đơn hoặc bên thứ ba ( nhưng người yêu cầu phải trả phí).
- Thời hạn nộp đơn yêu cầu thẩm định là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn đối với sáng chế. 36 tháng kể từ ngày nộp đơn đối với giải pháp hữu ích.
- Yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài nhưng không được vượt quá 6 tháng.
- Thẩm định nội dung: Sau 18 tháng kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung.
- Cấp văn bằng bảo hộ sau 2,3 tháng kể từ ngày nộp phí cấp văn bằng bảo hộ.
4. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho bí mật kinh doanh
- Bí mật kinh doanh là một trong những quyền sở hữu trí tuệ không cần đăng ký bảo hộ. Theo định nghĩa tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2006. Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Chính vì vậy, để bảo vệ tài sản trí tuệ là bí mật kinh doanh sẽ phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp.
- Tức là nội bộ doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể để tự mình bảo vệ quyền tài sản trí tuệ này.
- Khi có tranh chấp phát sinh thì phải có căn cứ chứng minh được bí mật kinh doanh này là của doanh nghiệp mình.
Trên đây, là những thông tin về một số quyền sở hữu trí tuệ cơ bản và quy trình bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ này mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải biết để có phương án bảo vệ phù hợp.
Liên hệ tư vấn dịch vụ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com