Khái niệm mạch tích hợp bán dẫn
Căn cứ khoản 14, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau: “Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.”
Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
→ Có tính nguyên gốc
→ Có tính mới
Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa thiết kế bố trí:
→ Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn
→ Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Quy trình đăng ký mạch tích hợp bán dẫn
Bước 1: Xác định cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Tại đây cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.
Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đồng thời nêu rõ đối tượng nêu trong đơn có khả năng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí;
→ Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí
→ Nếu sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày thiết kế bố trí được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp mà không có ý kiến của người thứ ba phản đối việc đăng ký thiết kế bố trí.
→ Hoặc mặc dù có ý kiến phản đối nhưng kết quả xử lý chứng minh rằng ý kiến phản đối không xác đáng.
→ Cục Sở hữu trí tuệ thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí đối với đối tượng nêu trong đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp phí công bố, phí đăng bạ và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí
Thành phần hồ sơ đăng ký mạch tích hợp bán dẫn
Khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ sau:
→ Tờ khai (02 bản);
→ Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí (04 bộ);
→ Mẫu mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế (04 mẫu), nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;
→ Bản mô tả mạch tích hợp;
→ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
→ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Dịch vụ tư vấn đăng ký bố trí mạch tích hợp bán dẫn của Luật Trung Tín
→ Tư vấn điều kiện để thiết kế bố trí được bảo hộ tại Việt Nam
→ Tư vấn cho khách hàng quy trình đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối cùng
→ Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí
→ Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí
→ Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
→ Theo dõi hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký (nếu có)
→ Nhận văn bằng bảo hộ sáng chế, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.
Nếu thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trung Tín. Thông tin liên hệ như sau:
Hotline: 0989232568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo có phức tạp không, cần lưu ý những gì?