Đăng ký thương hiệu độc quyền để bảo vệ vận mệnh tương lai của doanh nghiệp

Đăng ký thương hiệu hay chính là đăng ký nhãn hiệu mà nhiều người còn nhầm tưởng đây là hai thủ tục pháp lý hoàn toàn khác nhau. Thực chất, thương hiệu là một khái niệm trừu tượng, không đăng ký được, còn nhãn hiệu thì lại chính là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của thương hiệu, là dấu hiệu nhận diện của thương hiệu, nên để thương hiệu được bảo hộ, thì tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đăng ký nhãn hiệu

Để đăng ký thương hiệu độc quyền thì chủ đơn đăng ký có thể trực tiếp nộp đơn tại Cục SHTT. Hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Đà Nẵng. Nếu như không trực tiếp nộp đơn được có thể ủy quyền cho người khác nộp thay. Hoặc nhờ một đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục.

Tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khác với đăng ký thông qua đại diện 

  • Tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Chủ đơn sẽ phải tự theo dõi đơn đăng ký, tự giải quyết các vấn đề liên quan đến sửa đổi bổ sung đơn. Và có thể sẽ phát sinh các khiếu nại tranh chấp liên quan đến đơn đăng ký, chủ đơn sẽ phải tự xử lý.

  • Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp

Mọi phát sinh liên quan đến hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hay các khiếu nại, tranh chấp đơn. Bên phía đại diện sở hữu công nghiệp sẽ xử lý hết, chủ đơn đăng ký sẽ được thông báo về tiến độ của hồ sơ.

đăng ký thương hiệu độc quyền

Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được tiến hành như sau

1. Tra cứu khả năng bảo hộ của thương hiệu 

  • Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu là không bắt buộc nhưng không tra cứu thì sẽ không biết được nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không. Và nếu như không tra cứu trong nhiều trường hợp là gây mất thời gian, tiền bạc của chủ đơn đăng ký khi chờ đợi, theo dõi đơn đăng ký mà không đem lại kết quả gì.
  • Vì vậy mà trong tâm thế, bạn muốn đạt tỷ lệ bảo hộ cao hơn thì nên xem việc tra cứu là bắt buộc.

Nội dung tra cứu nhãn hiệu bao gồm:

  • Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu về mặt hình ảnh, từ ngữ xem có vi phạm những dấu hiệu không được phép bảo hộ hay không.
  • So sánh với những nhãn hiệu đã được bảo hộ và đã được đăng ký trước đó xem có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dự định đăng ký hay không. Nếu trùng hoặc tương tự thì sẽ đề xuất phương án khắc phục, thiết kế hoàn thiện tạo sự phân biệt để tăng cường khả năng bảo hộ.

2. Đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
    • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( 02 bản)
    • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký ( 18 mẫu kích thước lớn hơn 3x3cm và nhỏ hơn 8x8cm)
    • Các giấy tờ ưu tiên ( nếu có)
  • Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kèm theo nộp phí, lệ phí theo quy định.
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ: Sau khi nộp hồ sơ đúng quy định, thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm xét qua các bước:
  • Thẩm định hình thức ( thông thường là sau 1 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  • Công bố đơn ( 2 tháng kể từ khi đơn được chấp nhận là hợp lệ)
  • Thẩm định nội dung ( 12 tháng kể từ ngày có kết quả thẩm định hình thức). Sau đó thông báo kết quả từ chối hoặc chấp nhận đơn. Nếu chấp nhận đơn sẽ yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, đăng công báo, cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 2-3 tháng kể từ ngày nộp phí, lệ phí.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật Trung Tín

  • Tư vấn toàn bộ thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký thương hiệu tại Cục SHTT
  • Tư vấn chuẩn bị hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu
  • Thực hiện tra cứu, tư vấn phương hướng bảo hộ thương hiệu cho quý khách hàng
  • Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ cho quý khách hàng
  • Trực tiếp thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ cho quý khách hàng
  • Đảm bảo tốt nhất về mặt thời gian và chi phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền:

Email: luattrungtin@gmail.comHotline: 0989 232 568

Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo có phức tạp không, cần lưu ý những gì

Tư vấn miễn phí