Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn thủ tục hoàn thiện hồ sơ

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xử sản phẩm  nông sản ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, đa số mọi người vẫn chưa hiểu hết các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Vì vậy, bài viết dưới đây công ty Luật Trung Tín sẽ cung cấp cho khách hàng quy định của pháp luật về dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của chúng tôi.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

1. Khái quát quy định về đăng ký chỉ dẫn địa lý

Khoản 22, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đưa ra khái niệm chỉ dẫn địa lý như sau: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Điều kiện chung để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng

Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý:

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép

    • Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
    • Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó
    • Hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Lưu ý: Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

2. Thành phần hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý

Tờ khai theo mẫu (02 bản)

Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );

Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);

Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);

Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi tiếp nhận:

    • Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
    • Hoặc Văn phòng đại diện của cục tại thành phố Hồ Chí Minh
    • Hoặc Văn phòng đại diện của tại cục thành phố Đà Nẵng.

* Thời hạn giải quyết:

Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thẩm định nội dung đơn: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

3. Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Luật Trung Tín

a) Dịch vụ pháp lý công ty cung cấp

Đánh giá khả năng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý;

Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn bị đăng ký chỉ dẫn địa lý;

Tư vấn về phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;

Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

Tư vấn về việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý đã đăng ký.

Tư vấn và tiến hành giải quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với Chỉ dẫn địa lý.

Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký Chỉ dẫn địa lý ra các nước trên thế giới.

Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến Chỉ dẫn địa lý.

b) Quy trình làm việc của chúng tôi

Bước 1: Tư vấn các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý theo yêu cầu của khách hàng;

Bước 2: Gửi thư báo giá và phản hồi;

Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ & thu phí dịch vụ

Bước 4: Nhận thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ do khách hàng cung cấp;

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, gửi cho khách hàng ký;

Bước 6: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 7: Trả kết quả và thanh lý hợp đồng với khách hàng.

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng không quá phức tạp. Do nhiều nguyên nhân khiến hồ sơ của khách hàng bị trả lại hoặc phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ làm kéo dài thời gian.

Chính vì vậy, trước khi làm thủ tục, người nộp hồ sơ cần tìm hiểu cặn kẽ về quy định của pháp luật hoặc liên hệ với một đơn vị dịch vụ uy tín để đảm bảo một kết quả mong đợi.

Hãy liên hệ với chúng tôi – Luật Trung Tín để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất.

Trân trọng!

Tư vấn miễn phí