Hướng dẫn cách thức đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân

Cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi không phải cá nhân nào kinh doanh trên thị trường cũng đều thành lập công ty. Vì vậy, nếu như họ muốn đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân thì có gặp hạn chế gì không, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này.

Quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân

Theo quy định tại Điều 87 Văn băn hợp nhất Số 19/VBHN-VPQH hợp nhất về Luật sở hữu trí tuệ quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

“Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”

  • Như vậy, tổ chức, cá nhân là những chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu.
  • Việc đăng ký nhãn hiệu trên thực tế đối với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ không kiểm tra về việc thực chất chủ đơn đó có kinh doanh thương mại hay không. Kể cả trong trường hợp cá nhân đăng ký cho những dịch vụ, sản phẩm mà mình dự định kinh doanh trong tương lai vẫn được chấp nhận.
  • Với điều kiện là nhãn hiệu đó phải được sử dụng vào mục đích thương mại theo thời hạn quy định. Cụ thể: Nhãn hiệu không được sử dụng 5 năm liên tục thì coi như văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó sẽ tự động chấm dứt. Nếu người chủ sở hữu tiếp tục muốn sử dụng thì phải đăng ký lại từ đầu.

đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân

Xem thêm: Hướng dẫn lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu – Luật Trung Tín

Chủ thể sở hữu nhãn hiệu đăng ký cho cá nhân

  • Cá nhân có thể đăng ký sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình hoặc đăng ký cho sản phẩm mà mình bán ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu như người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Như vậy, tư cách pháp lý đăng ký của cá nhân và tổ chức là như nhau, không có sự phân biệt theo quy định của pháp luật.
  • Nếu như bạn có nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ ngay mà chưa kịp thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó cho mình trước. Sau đó chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu sang cho công ty. Hoặc vẫn để nguyên chủ sở hữu là mình và sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh.
  • Tóm lại, các đối tượng sau đây có thể đăng ký nhãn hiệu:
    • Tổ chức ( các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh được thành lập hợp pháp)
    • Cá nhân ( hộ kinh doanh cá thể, cá nhân).

Thành phần hồ sơ đăng ký cần có những tài liệu sau:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  2. Mẫu nhãn  hiệu cần đăng ký ( kích thước lớn hơn 3x3cm và nhỏ hơn 8×8 cm)
  3. Thông tin về chủ đơn đăng ký ( họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì cá nhân tiến hành nộp đơn trực tiếp tại:

    • Cục SHTT – Bộ Khoa học công nghệ
    • Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. Hồ Chí Minh hoặc TP.Đà Nẵng.

Việc thẩm định hồ sơ đăng ký thông thường mất khoảng 14-16 tháng. Thời gian thực tế có thể kéo dài hơn nếu như tình trạng đơn đăng ký tại Cục SHTT nhiều.

Liên hệ tư vấn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí