Người lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mỗi một tờ khai chỉ được đăng ký một nhãn hiệu tương đương với yêu cầu cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì tất cả các tài liệu đều phải lập bằng tiếng Việt. Nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt ( thông thường đối với các giấy tờ hưởng quyền ưu tiên).
- Khi khai thông tin thì bắt buộc dùng tờ khai theo mẫu và kê khai thông tin đầy đủ vào chỗ thích hợp.
- Các từ ngữ dùng trong đơn đăng ký nhãn hiệu là thuật ngữ phổ thông, không được dùng từ hiếm, tiếng địa phương, ngôn ngữ tự tạo ( trừ trường hợp mô tả phần chữ trong nhãn hiệu)…
Hướng dẫn cách ghi tờ khai khi lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Trong một tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì người lập tờ khai sẽ kê khai các thông tin vào các mục: Mẫu nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu, thông tin của chủ đơn, đại diện của chủ đơn ( nếu chủ đơn không trực tiếp nộp hồ sơ), danh mục phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với phần phí và lệ phí thì người nộp đơn có thể kê khai số nhóm, hoặc số sản phẩm dịch vụ thứ 7 trở đi (nếu có). Còn phần chi phí sẽ do cán bộ tiếp nhận đơn ghi cho người nộp.
Thứ nhất, phần mẫu nhãn hiệu
- Nhãn hiệu được dán lên phần ô vuông ghi mẫu nhãn hiệu ở phía đầu trang 1.
- Mẫu nhãn hiệu này kích thước nhỏ hơn 8x8cm và không được nhỏ quá lớn hơn 3×3 cm. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày theo đúng màu sắc mô tả, hình ảnh rõ ràng, sắc nét.
Thứ hai, phần mô tả nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu được mô tả phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Việc mô tả nhãn hiệu nếu nhãn hiệu có cả phần hình và phần chữ thì có thể mô tả phần hình trước, phần chữ sau. Nếu phần hình và phần chữ được thiết kế lồng ghép vào nhau không thể mô tả tách biệt thì có thể mô tả một cách tổng thể.
- Khi mô tả nhãn hiệu thì có thể mô tả phần nào quan trọng, là điểm nhấn của nhãn hiệu thì mô tả trước, hoặc có thể mô tả theo thứ tự từ trên xuống, từ trái sang phải. Phần mô tả màu sắc phải chính xác với màu sắc vốn có của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có màu đen, thì phần màu sắc sẽ ghi là đen, trắng.
Thứ ba, về thông tin của chủ đơn và đại diện của chủ đơn
- Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký phải kê khai thông tin đầy đủ, chính xác về tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax… Vì đây là những thông tin ghi trên văn bằng bảo hộ, thông tin để cục SHTT liên lạc, gửi công văn phúc đáp, và là thông tin để xác minh khi cấp văn bằng bảo hộ.
- Đại diện của chủ đơn: Sẽ có thể là tổ chức đại diện SHCN, người được chủ đơn ủy quyền, và là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn.
Xem thêm: Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu màu sắc hay đen trắng
Thứ tư, thông tin về danh mục hàng hóa/ dịch vụ mang nhãn hiệu
- Về phần này, người lập tờ khai sẽ phải kê khai hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế Nice 11, theo tuần tự các nhóm từ thấp đến cao.
- Việc phân nhóm cần đảm bảo chính xác, liệt kê đầy đủ, chi tiết tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà chủ đơn dự định đăng ký cho nhãn hiệu.
Thứ năm, hướng dẫn ký hồ sơ khi lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ ký vào cuối tất cả các trang của tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
- Riêng trang có yêu cầu đóng dấu và ghi rõ họ tên thì đối với cá nhân thì sẽ ký và ghi rõ họ tên. Còn nếu là tổ chức thì sẽ ký, đóng dấu và ghi rõ chức danh.
Liên hệ tư vấn, đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com