Doanh nghiệp tại Việt Nam, hoặc nước ngoài khi muốn hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đều sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:
- Hệ thống kinh doanh nhượng quyền phải hoạt động từ 1 năm trở lên hoặc kinh doanh với hình thức nhượng quyền thương mại ít nhất là 1 năm nếu như doanh nghiệp Việt Nam nhận quyền sơ cấp với thương nhân nước ngoài.
- Đã đăng ký hoạt động thương mại tại Sở Công thương ( nếu hoạt động nhượng quyền thương mại tại 1 tỉnh, thành phố và của thương nhân Việt Nam ) và Bộ Công thương ( nếu hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra trên địa bàn của từ 2 tỉnh, thành phố trở lên, và đối với thương nhân Việt Nam nước ngoài).
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh đó phải thuộc đối tượng của quyền thương mại và không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bằng sáng chế chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại:
1. Hồ sơ cần có khi đăng ký nhượng quyền thương mại:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu ban hành cùng Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư công chứng trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Bản sao công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp nhượng quyền thương mại có kèm theo hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền thứ cấp.
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên nếu được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng tại Việt Nam.
- Nếu bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của thương nhân nước ngoài khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
2. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền ( Sở Công thương hoặc Bộ Công thương)
- Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở Công thương và Bộ Công thương theo thẩm quyền cấp phép. Cơ quan này sẽ tiến hành thẩm định vả trả lời hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo yêu cầu bên đăng ký nhượng quyền thương mại chỉnh sửa hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ sẽ tính từ ngày mà doanh nghiệp nộp lại hồ sơ đã được chỉnh sửa.
- Sau 5 ngày làm việc thì cơ quan đăng ký sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền nếu như đơn đăng ký không có sai sót gì và sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết. Còn nếu từ chối đơn đăng ký, thì cơ quan đăng ký cũng phải thông báo với lý do cụ thể đến với doanh nghiệp.
Liên hệ tư vấn Sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com