Chính vì vậy, mặt trái trong mối quan hệ nảy sinh và gây ra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì dựa trên cơ hội và lợi nhuận. Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực này.
Việc tìm hiểu từ nguồn gốc hình thành của hành vi giải thích lý do cho sự ra đời của hệ thống pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ tính ổn định và đem lại công bằng cho nền kinh tế thị trường.
Nguồn gốc ra đời của hệ thống pháp luật về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh
- Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của con người và nếu xét về mặt tích cực của nó thì hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm trong việc chiếm lĩnh thị trường luôn được các nhà sản xuất quan tâm.
- Đặc biệt ở Việt Nam từ Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam 1986 là mốc lịch sử cực kỳ quan trọng của quá trình đổi mới. Bởi vì lần đầu tiên hình thành một cách toàn diện nhất những mục tiêu, nội dung, phương thức và hướng đổi mới.
- Một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới đó là Việt Nam chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung ở mức độ tương đối cao, toàn diện trên cơ sở công hữu hóa về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu.
- Nền kinh tế Việt Nam qua quá trình chuyển đổi không ít những cản trở, phức tạp (do cơ chế bao cấp mang lại) đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và lưu thông sản phẩm, hàng hóa.
- Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước cũng như của tư nhân đều được quyền tự chủ hạch toán trong sản xuất, kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bảo hộ thương hiệu độc quyền thương mại
Quá trình hình thành luật chống cạnh tranh không lành mạnh
- Đối nghịch với hành vi kinh doanh lành mạnh, trung thực là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trung thực.
- Nhằm bảo đảm sự công bằng, đúng pháp luật trong sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, sự cần thiết đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam phải ban hành luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Luật chống cạnh tranh không lành mạnh được ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh bằng việc buộc các bên tham gia cạnh tranh phải tuân theo những chuẩn mực pháp lý nhất định.
- Trong Công ước Paris và Hiệp định TRIPS cũng đều có những quy định vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh. Điều 10 Bis Công ước Paris nêu ra danh mục không toàn diện về ba loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
- Các hành vi có thể gây ra sự nhầm lẫn;
- Các hành vi làm mất uy tín của các bên cạnh tranh;
- Các hành vi có thể lừa dối công chúng.
- Nội dung của Công ước Paris quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải cấm tất cả các hành vi tạo ra sự nhầm lẫn dưới bất kỳ hình thức nào với cơ sở kinh doanh, hàng hóa hoặc các hoạt động thương mại và công nghiệp của bên cạnh tranh.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong quá trình kinh doanh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, bao bì, hình dáng màu sắc hay bất kỳ dấu hiệp phân biệt nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ sở kinh doanh mà đó chính là các đối tượng để có thể gây nên sự nhầm lẫn.
Một số biểu hiện của chủ thể và hành vi trong mối quan hệ cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi gây ra sự nhầm lẫn thường được thể hiện trong việc tạo ra các dấu hiệu có những yếu tố tương tự với mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có trình độ trung bình về nguồn gốc thương mại hàng hóa, dịch vụ.
- Sự nhầm lẫn thường xảy ra trong một số lĩnh vực chỉ dẫn xuất xứ thương mại, nhầm lẫn về kiểu dáng sản phẩm và theo đó bị nhầm về chất lượng sản phẩm.
- Chủ thể cạnh tranh không lành mạnh đã cố ý tạo ra một ấn tượng giả về các sản phẩm, dịch vụ của bên bị cạnh tranh. Bản thân những ấn tượng giả đó là thông tin không đúng, thiếu trung thực nhưng vẫn có thể đánh lừa được công chúng, khách hàng, do vậy bên cạnh sự cạnh tranh lành mạnh (trung thực) bị mất khách hàng.
- Trong nhiều trường hợp thương trường của người cạnh tranh lành mạnh còn có nguy cơ mất hẳn.
- Do vậy, khách hàng vừa là đối tượng vừa là đối tác mà người thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào và tác động một cách trực tiếp.
- Xét về một khía cạnh khác do hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đồng thời xâm phạm đến quyền của chủ thể kinh doanh trung thực và lợi ích không chỉ về mặt tài sản của người tiêu dùng. Các hành vi lừa dối mang bản chất của hành vi cố ý…
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu mới nhất