Dù các tổ chức, cá nhân kinh doanh hiện nay đều biết được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Nhưng không phải ai cũng nắm được trình tự, thủ tục đăng ký. Bài viết này, Luật Trung Tín xin chia sẻ với người đọc các thông tin về vấn đề này.
Những thông tin chung về đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
- Kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ phải đáp ứng điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp theo quy định của Luật SHTT.
- Tính mới: Chưa có kiểu dáng công nghiệp nào tương tự đã được bộc lộ công khai trên phạm vi toàn thế giới.
- Tính sáng tạo: Căn cứ vào kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào thì người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực tương ứng không thể dễ dàng tạo ra được.
- Khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là kiểu dáng đó có khả năng được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp thủ công hoặc công nghiệp.
- Kiểu dáng sau khi được đăng ký bảo hộ thành công sẽ được cấp “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp. Thời hạn đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn.
- Văn bằng bảo hộ được gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại
Quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Những đối tượng sau đây có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả
- Nếu tác giả thực hiện sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ cho tổ chức mà tác giả là thành viên, mà tổ chức đó cấp kinh phí, phương tiện cho tác giả thực hiện thì quyền nộp đơn đăng ký là tổ chức đó
- Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện hợp đồng thuê với tổ chức hoặc cá nhân khác. Nếu hợp đồng không có thỏa thuận nào khác thì quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với tác giả
- Chủ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn. Kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân khác nộp đơn bằng văn bản ủy quyền.
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tra cứu khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp
- Việc tra cứu này là không bắt buộc, nhưng để đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp thì đây là một bước rất quan trọng. Nhiều người đăng ký kiểu dáng cho rằng, việc tra cứu sẽ làm ảnh hưởng đến tính bảo mật của kiểu dáng trước khi đăng ký.
- Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ tra cứu của một đơn vị nào đó. Người có quyền nộp đơn nên ký hợp đồng bảo mật thông tin về đối tượng của hợp đồng.
- Tra cứu kiểu dáng công nghiệp sẽ mất thời gian khoảng 1-2 tháng. Việc tra cứu này tiến hành trên phạm vi toàn thế giới để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp đó.
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Nếu bạn tin tưởng kiểu dáng không trùng với những kiểu dáng đã bộc lộ trước đó. Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ đăng ký luôn mà không cần quan tâm đến vấn đề tra cứu.
- Hồ sơ đăng ký kiểu dáng bao gồm:
- Tờ khai đăng ký ( 02 bản)
- Mẫu ảnh chụp, ảnh vẽ của kiểu dáng công nghiệp thể hiện đầy đủ các mặt của kiểu dáng
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn không phải là chủ đơn đăng ký.
- Các giấy tờ ưu tiên của đơn đăng ký
- Giấy ủy quyền cho đại điện sở hữu công nghiệp khi nộp đơn qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Tất cả tài liệu đều phải làm bằng Tiếng Việt.
3. Quy trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Sau khi nộp hồ sơ đúng quy định, thì hồ sơ sẽ được thẩm xét qua các bước:
- Thẩm định hình thức ( thông thường là sau 1 tháng kể từ ngày nộp đơn);
- Công bố đơn đăng ký ( 2 tháng kể từ ngày có kết quả đạt thẩm định hình thức);
- Thẩm định hình thức ( 9 tháng kể từ ngày công bố đơn);
- Cấp văn bằng bảo hộ ( Sau 2-3 tháng kể từ ngày nộp phí cấp văn bằng).
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com