Tìm hiểu sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

​Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm gây nhầm lẫn khó phân biệt, nhiều người vẫn nói rằng muốn đăng ký thương hiệu độc quyền, bảo hộ thương hiệu... Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ thì không có thuật ngữ thương hiệu, và cũng không có quy định nào về đăng ký thương hiệu, mà chỉ có thuật ngữ nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin giúp phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu, nhằm giải quyết  thắc mắc chung của nhiều người liên quan đến vấn đề này.
Các bài viết cùng nội dung về thương hiệu và nhãn hiệu thì có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thương hiệu. Vì không có một quy định pháp lý nào của Việt Nam giải thích về thương hiệu.

Dấu hiệu nhận biết thương hiệu và nhãn hiệu

  • Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình ảnh về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình ảnh về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
  • Còn nhãn hiệu, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Như vậy, từ khái niệm về thương hiệu và nhãn hiệu nêu trên, ta có thể thấy rằng thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, phạm vi của thương hiệu rộng hơn. Thương hiệu gồm nhiều yếu tố như: Nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín của doanh nghiệp, đánh giá của người tiêu dùng…

Các yếu tố quan trọng để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu:

  • Thương hiệu không chỉ là các dấu hiệu được gắn lên hàng hóa mà còn là hình ảnh về hàng hóa trong tâm trí của người tiêu dùng. Việc xác định dấu ấn của hàng hóa đối với người tiêu dùng là vô cùng khó khăn, chính vì vậy, thương hiệu là rất trừu tượng. Có thể cho rằng thương hiệu chính là phần hồn, còn nhãn hiệu là phần xác.
  • Một nhãn hiệu được tạo ra rất đơn giản, trong thời gian ngắn, và được bảo hộ bằng hình thức đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thương hiệu thì không thể đăng ký được, nó bao gồm nhiều yếu tố như đã phân tích nêu trên, nên để xây dựng nên một thương hiệu mất rất nhiều thời gian, công sức vì để thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến mất rất nhiều thời gian, không chỉ phụ thuộc vào việc quảng cáo, phổ biến sản phẩm mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sở hữu thương hiệu.
  • Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi mãi mà không cần phải đăng ký. Còn nhãn hiệu sẽ phải đăng ký và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm, và khi hết hiệu lực người chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phải gia hạn tiếp.

Một số lưu ý quý khách cần quan tâm

  • Dựa vào những phân tích nêu trên, người đọc có thể phần nào phân biệt được sự khách biệt của thương hiệu và nhãn hiệu. Nhưng những sự khác biệt này chỉ là tương đối, vì thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm dễ nhầm lẫn. Và thương hiệu còn là khái niệm rộng hơn của nhãn hiệu.
  • Khi nói đến việc đăng ký thương hiệu, thì ta có thể hiểu là đăng ký nhãn hiệu, vì nhãn hiệu chính là yếu tố duy nhất của thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ được, còn nhạc hiệu, uy tín, hay đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ… thì không thể đăng ký được.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí