Thời gian gần đây, các nhà đầu tư đang có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để nguồn lực từ đất. Bên cạnh đó, nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa- chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Từ đó kéo theo việc nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh tăng cao.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất kinh doanh nhưng không nắm được quy định của pháp luật về đất đai nên xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình sử dụng. Vì vậy bài viết này, Luật Trung Tín sẽ cung cấp một số thông tin về pháp luật liên quan đến Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh theo quy định mới nhất để các bạn cùng theo dõi.
Xem thêm: Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở
Đất nông nghiệp là gì?
Luật Đất Đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là đất nông nghiệp mà liệt kê cụ thể từng loại đất. Các loại đất được phân vào nhóm đất nông nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất Đai, bao gồm:
– Đất trồng cây hằng năm như lúa, lạc, đậu, mía, rau,…;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất trồng rừng như: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
– Đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản;
– Đất sử dụng vào mục đích làm muối;
– Các loại đất nông nghiệp khác như: đất dùng để xây nhà kính, đất dùng để xây dựng chường trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đất dùng để ươm mầm cây giống,…
Đất sản xuất kinh doanh là gì?
Đất sản xuất kinh doanh mà mọi người hay biết có tên gọi cụ thể là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Loại đất này bao gồm:
– Đất nằm trong các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp hay các khu chế xuất;
– Đất dùng để kinh doanh thương mại, dịch vụ;
– Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Đất sử dụng cho các hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản;
– Đất dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Tại sao phải xin phép khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh
Theo quy định của luật, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng phải xin phép hoặc phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động với cơ quan nhà nước chứ không được tự ý chuyển đổi.
Nghị định 91/2019/ NĐ- CP quy định hình thức xử phạt đối với việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
– Hình thức phạt tiền: Tùy vào diện tích và loại đất chuyển đổi mà nhà nước quy định mức phạt khác nhau. Mức thấp nhất là 2 triệu đồng.
– Yêu cầu trả lại hiện trạng đất: Ngoài việc bị lập biên bản xử phạt hành chính và bị phạt tiền, người sử dụng đất trong trường hợp này còn phải phá dỡ các công trình, tài sản đã đầu tư vào đất, trả lại nguyên hiện trạng với mục đích sử dụng đất ban đầu.
– Nếu người sử dụng đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm thì có thể bị nhà nước thu hồi đất.
Trên thực tế, có nhất nhiều người sử dụng đất không biết hoặc không để ý tới quy định này, dẫn đến việc khi chuyển đổi và đưa đất vào sử dụng với mục đích khác. Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện mới đi lo lắng và tìm cách khắc phục hậu quả, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Điều kiện và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất: Xem thêm tại: TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phải nộp những khoản phí gì?
– Tiền sử dụng đất: Tiền sử dụng đất là khoản tiền bắt buộc phải nộp khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh. Người sử dụng đất có thể lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà tiền sử dụng đất phải nộp sẽ khác nhau. Về cơ bản, số tiền phải nộp căn cứ vào các yếu tố:
+ Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
+ Mục đích sử dụng của đất trước và sau khi chuyển đổi
+ Giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất
– Ngoài khoản tiền nêu trên, người sử dụng đất còn phải nộp các khoản phí như: Phí thẩm định hồ sơ, phí đo đạc, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ…