Lưu ý khi sử dụng phụ gia thực phẩm

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BYT về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm ( có hiệu lực vào ngày 16 tháng 10 năm 2019).
Phụ gia thực phẩm là chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản (hóa chất bảo quản) hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng.

Một số phụ gia thực phẩm (PGTP) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì có thêm nhiều phụ gia thực phẩm đã được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Một số phụ gia là những hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu dùng liều cao hoặc trong thời gian dài.

Do vậy, để đảm bảo sự an toàn đối với người tiêu dùng, ngăn ngừa hành vi lạm dụng phụ gia của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản phẩm thực phẩm. Bộ Y tế đã ban hành thông tư này thay thế thông thư 27/2012/TT-BYT. Qua đó vạch ra 4 nguyên tắc rất rõ ràng trong việc sử dụng (PGTP).

Các nguyên tắc đó là:

1. Sử dụng PGTP trong thực phẩm phải bảo đảm:

a) Được phép sử dụng PGTP và đúng đối tượng thực phẩm;

b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;

c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng PGTP cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

2. Chỉ sử dụng PGTP nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏecon người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của PGTP theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:

a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà PGTP như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;

b) Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;

c) Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.

3. PGTP phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;

c) Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;

d) Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này.

4. Ngoài việc PGTP có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm. PGTP còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu. Hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa PGTP và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 của Thông tư.

Trên đây là một số nội dung nói về nguyên tắc trong sử dụng phụ gia thực phẩm. Hy vọng Luật Trung Tín đã mang đến cho Quý khách những thông tin bổ ích.
Trường hợp Quý khách cần tư vấn về việc công bố thực phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline và email niêm yết trên website của chúng tôi.

Trân trọng!

Tư vấn miễn phí