Những điểm mới của BLLĐ 2019 NLĐ và NSDLĐ cần nắm vững (P1)

Kế thừa hầu hết những quy định của Bộ luật lao động 2012, Bộ luật lao động 2019 đã được bổ sung thêm một số quy định mới mẻ, phù hợp hơn với những đòi hỏi của tình hình và điều kiện kinh tế – xã hội mới. Vậy nNhững điểm mới của BLLĐ 2019 là những gì? Tác động của những điểm mới này tới doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động như thế nào? Luật Trung Tín sẽ nêu tóm lược thành những nội dung cốt yếu nhất ( 17 điểm mới) nhằm giúp doanh nghiệp và người lao động cùng nhau tìm hiểu để có cơ sở thông tin thực hiện cho phù hợp.

Tham khảo thêm: Toàn văn Bộ luật lao động 2019.

Những điểm mới của BLLĐ 2019: Điểm mới số 1.

  • Hai bên chỉ được giao kết hợp đồng lao động ( viết tắt là: HĐLĐ) bằng lời nói đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. ( Khoản 2 Điều 14 – Hình thức hợp đồng lao động).
  • Theo đó, khi hai bên thực hiện việc thỏa thuận các công việc mà chỉ thực hiện ở dưới 01 tháng thì cả hai có quyền lựa chọn việc ký hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trừ các trường hợp mà pháp luật quy định phải lập biên bản tại các điều 18, điều 145, điều 162 của BLLĐ 2019.
  • Trước đó, Bộ luật lao động 2012 đã quy định rằng, HĐLĐ có thể được giao kết bằng lời nói đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

Những điểm mới của BLLĐ 2019: Điểm mới số 2.

  • Bổ sung thêm nội dung bảo vệ người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ. Theo đó, người sử dụng lao động không có quyền, không được phép bắt, buộc người lao động phải thực hiện HĐLĐ để thực hiện việc trả nợ cho người sử dụng lao động ( Khoản 3 Điều 17 Bộ luật lao động 2019).

Những điểm mới của BLLĐ 2019: Điểm mới số 3.

  • Điều 20 về loại hợp đồng lao động của Bộ luật lao động 2019 không còn ghi nhận hình thức hợp đồng theo mùa vụ. Hay nói cách khác, Luật mới đã loại bỏ hình thức hợp đồng theo mùa vụ.

Những điểm mới của BLLĐ 2019: Điểm mới số 4.

  • HĐLĐ giao kết điện tử có được xem như HĐLĐ bằng văn bản được quy định tại khoản 1 điều 14 BLLĐ 2019. Như vậy, luật đã chấp nhận HĐLĐ được giao kết và thông qua bằng phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Sự phát triển của thời đại công nghệ đã giúp cho việc người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử. Điều này sẽ rút ngắn thời gian xử lý rất nhiều.

Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 5.

  • Tại khoản 3 điều 24 của Bộ luật lao động 2019 thì không được phép áp dụng chế độ thử việc đối với người lao động mà hợp đồng đó có thời hạn dưới 01 tháng. Như vậy, theo quy định hiện hành thì chỉ có đối tượng ký hợp đồng lao động mùa vụ là không phải trải qua giai đoạn thử việc.

Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 6.

  • Bộ luật lao động 2019 bổ sung thêm quy định về thời gian thử việc. Theo đó thời gian thử việc không được quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp và luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Tham khảo nội dung này tại Khoản 1 Điều 25 Bộ luật lao động 2019.

Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 7.

Đó là quy định bổ sung thêm 04 trường hợp người lao động được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

  • Người lao động phải tham gia thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý công ty, doanh nghiệp TNHH do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ trong công ty.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện các quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác.
  • Các nội dung này được quy định lần lượt tại các điểm a, đ,e,g của khoản 1 điều 30 về Tạm hoãn nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019.

Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 8.

Quy định về việc người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do. Điểm mới của trường hợp này được so sánh bằng quy định giữa hai bộ luật, cụ thể như sau:

  • Đơn phương chấm dứt theo BLLĐ 2012: Người lao động có hợp đồng xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải đáp ứng được 1 trong các lý do được nêu tại điều 37 BLLĐ 2012, đồng thời cũng phải đáp ứng về điều kiện về thời gian báo trước.
  • Đơn phương chấm dứt theo BLLĐ 2019: Người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 BLLĐ2020. Trừ một số trường hợp người lao động không cần báo trước.

Xem thêm: Những điểm mới của BLLĐ 2019 NLĐ và NSDLĐ cần nắm vững (P2)

Tư vấn miễn phí