Giao đất là quyền và cũng là trách nhiệm của nhà nước. Do vậy, khi thực hiện việc giao đất cần phải tuân thủ theo các trình tự và quy định mà pháp luật đã đặt ra. Cũng cần hiểu rằng, đất là tài sản rất đặc biệt bởi giá trị sẽ được tạo ra từ đất ở rất nhiều vai trò khác nhau. Các mối quan hệ liên quan đến đất đai cũng rất phức tạp bởi là đối tượng gây ra nhiều vụ tranh chấp cũng như nhiều hệ lụy khác trong xã hội từ trước đến nay. Đất sẽ luôn luôn có giá trị ở bất kỳ thời điểm nào. Nên các quy định về giao đất cũng phải được liên tục xây dựng theo hướng phù hợp với tình hình mới nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế trong nước theo thời kỳ mới.
Có thể bạn quan tâm: Quyền của nhà nước đối với đất đai được quy định như thế nào?
Một số thông tin về các quy định của pháp luật đối với đất đai sẽ được Luật Trung Tín trình bày trong nội dung dưới đây:
Căn cứ của việc giao đất theo luật định
Căn cứ giao đất sẽ phải được dựa trên kế hoạch sử dụng và nhu cầu sử dụng đất trên thực tế. Kế hoạch và nhu cầu sử dụng được xem là cơ sở và là căn cứ duy nhất để từ đó có phương án giao đất cho phù hợp. Nội dung của căn cứ để giao đất gồm:
- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện/quận/thị xã đã được cơ quan nhà nước ở cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong các dự án đầu tư, trong đơn xin giao đất.
Quy định về giao đất khi đất đang có người sử dụng cho người khác
- Việc Nhà nước quyết định giao đất khi đất đang có người sử dụng cho người khác thì chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai và phải thực hiện xong và triệt để việc bồi thường, thực hiện hỗ trợ, thực hiện trách nhiệm tái định cư theo quy định của pháp luật trong trường hợp phải giải phóng mặt bằng.
Quy định về giao đất không thu tiền sử dụng đất
Thông thường, giao đất mà không thu tiền sử dụng đất sẽ xem như là trường hợp được ưu tiên, ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư, cải tạo đất trên đất có những điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng cũng như việc lạm quyền rồi giao đất sai trái. Nhà nước cũng đã ban hàng các quy định rất rõ ràng để làm hành lang pháp lý thực hiện. Theo đó nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân là người trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định luật Đất đai.
- Những người sử dụng đất rừng phòng hộ/đất rừng đặc dụng/đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, loại đất xây dựng trụ sở cơ quan, loại đất sử dụng vào mục đích quốc phòng – an ninh. Các loại đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Loại đất làm nghĩa trang, làm nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai.
- Các tổ chức sự nghiệp công lập chưa có khả năng tự chủ tài chính sử dụng đất khi xây dựng công trình sự nghiệp.
- Các tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu tái định cư theo dự án của Nhà nước;
- Các cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp hay cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp đã được quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật Đất đai.
Quy định về giao đất có thu tiền sử dụng đất
Đây được xem là một trường hợp đặc biệt trong quy định về giao đất. Theo đó nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong một số trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân là người được giao đất ở nhưng thuộc trường hợp thu tiền sử dụng đất.
- Các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán và kết hợp cho thuê.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán và kết hợp cho thuê.
- Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng các khu nghĩa trang, khu nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Xem thêm: Điều tra cơ bản về đất đai thuộc thẩm quyền của ai?