Quy trình giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động rất khó đi đến được thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động về thỏa thuận giữa tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc, bởi mục đích của người lao động và người sử dụng lao động là đối lập. Vì thế việc xảy ra các tranh chấp lao động là điều khó tránh khỏi đối với kỳ doanh nghiệp nào. Trong bài viết hôm nay, Công Ty Luật Trung Tín chia sẻ đến bạn đọc quy trình giải quyết tranh chấp lao động, mời mọi người cùng tham khảo.

Xem thêm: Những điểm mới của BLLĐ 2019 NLĐ và NSDLĐ cần nắm vững (P1)

Quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động được hình thành do các mâu thuẫn giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể là giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Trong loại tranh chấp lao động tập thể đó lại được chia là 2 trường hợp đó là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích. Để có cái nhìn cụ thể hơn thì hãy cùng theo dõi các thông tin ngay sau đây:

quy trình giải quyết tranh chấp lao động

Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể vì quyền

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền tức là dạng tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động được phát sinh từ việc giải thích và quá trình thực hiện khác nhau dựa theo quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các thỏa thuận hợp pháp khác.

Các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động
  • Chủ tịch ủy ban nhân huyện
  • Tòa án nhân dân

Quy trình giải quyết

Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết bởi  Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện theo trình tự như sau:

  • Theo quy định của pháp luật, trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, đề nghị giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thì Chủ tịch Huyện phải tiến hành giải quyết các tranh chấp lao động đó.
  • Trong phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có mặt đại diện của hai bên tham gia tranh chấp. Trường hợp đặc biệt, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện cần mời các đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tới và tham gia phiên họp.
  • Dựa vào các căn cứ của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy đã được đăng ký, các quy chế và thỏa thuận hợp pháp Chủ Tịch ủy ban nhân dân huyện xem xét và giải quyết tranh chấp lao động.

Giải quyết tranh chấp vì quyền

  • Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện đã đưa ra những phương án giải quyết nhưng hai bên tranh chấp không đồng ý với ý kiến đó hoặc đã quá thời hạn mà Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích

  • Tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể người lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các thỏa thuận hợp pháp, trong quá trình thương lượng giữa tập thể người lao động và đại diện người sử dụng lao động

Các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động

Quy trình giải quyết

Tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động theo quy trình như sau:

  • Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải trong vòng 7 ngày bắt đầu từ ngày nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tại phiên họp dưới sự chỉ đạo của Hội đồng trọng tài lao động đại diện của hai bên tranh chấp phải có mặt đầy đủ. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới và tham dự phiên họp.
  • Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm quan tâm, hỗ trợ hai bên tự tham gia thương lượng, trường hợp hai bên đã thương lượng và không đi đến kết quả thì Hội đồng trọng tài lao động đề ra các phương án để hai bên xem xét.

quy trình giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích

  • Trường hợp hai bên thỏa thuận thành công hoặc chấp nhận phương thức hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành lập biên bản hòa giải thành công, cùng với đó là ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đôi bên. Và ngược lại Hội đồng trọng tài lao động thực hiện lập biên bản hòa giải không thành nếu hai bên không chấp nhận thỏa thuận.

Tư vấn miễn phí