Thu hồi đất là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Thu hồi đất là thuật ngữ không xa lạ gì với người dân Việt Nam. Mọi người hay hiểu thu hồi đất là việc Nhà nước lấy lại đất của dân. Vậy cách hiểu đó có đúng không? Và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này như thế nào? Hôm nay Luật Trung Tín sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một vài kiến thức liên quan đến chủ đề này qua bài viết Thu hồi đất là gì? cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của dân, các bạn cùng theo dõi nhé!

Xem thêm: Đất nằm trong quy hoạch có được phép mua bán không?

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất được hiểu là việc Nhà nước bằng quyền của mình thu lại quyển sử dụng đất của những đối tượng được nhà nước trao quyền sử dụng đất trước đó hoặc thu lại quyền sử dụng đất của đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Như các bạn đã biết, đất đai của Việt Nam thuộc chế độ sở hữu toàn dân và Nhà nước đứng ra làm đại diện quyền sở hữu. Người dân chỉ được nhà nước trao quyền sử dụng chứ không phải là chủ sở hữu đất. Chính vì thế trong quá trình sử dụng đất, đối tượng được nhà nước giao đất có thể bị nhà nước thu hồi lại quyền sử dụng đất theo quy định của luật. Vậy nhà nước được phép thu hồi đất của người dân khi nào?

Các trường hợp Nhà nước thu hồi lại đất

Hiện tại nước ta quy định các trường hợp bị nhà nước thu hồi lại đất như sau:

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện việc thu hồi lại đất vì lý do quốc phòng, an ninh

Thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh diễn ra phổ biến và ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Trong trường hợp này, nhà nước có thể thu hồi đất của người dân để xây dựng các căn cứ quân sự, trụ sở làm việc; xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia; xây dựng các cơ sở đào tạo hay trung tâm huấn luyện,…

Trường hợp nhà nước thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thì các đối tượng có đất bị thu hồi sẽ được nhà nước bồi thường và nhận các khoản hỗ trợ theo quy định.

Thứ hai, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Đây là trường hợp thu hồi đất mà mọi người hay gặp nhất, đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây khi nước ta thực hiện rất nhiều dự án đầu tư công với quy mô lớn. Các dự án lớn phải kể đến như: Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; xây dựng trường học, bệnh viện, công viên; xây dựng các khu đô thị kiểu mới; xây dựng đường xá, cầu cống. Một dự án đặc biệt lớn mà nước đang tiến hành triển khai và đưa vào vận hành không thể không kể đến, đó chính là đường cao tốc Bắc Nam. Tất cả những dự án này muốn triển khai đòi hỏi nhà nước phải thực hiện thu hồi lại đất, tiến hành giải phóng mặt bằng.

Những người sử dụng đất có đất bị thu hồi để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng cũng được nhà nước chi trả tiền bồi thường và các khoản hỗ trợ tương đương như việc nhà nước thu hồi đất phục vụ cho quốc phòng- an ninh.

Thứ ba, nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng đất đai

Đây được coi là một chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, không phải hành vi vi phạm pháp luật đất đai nào cũng bị nhà nước thu hồi đất. Đối tượng được nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này thường có tính chất nghiêm trọng, gây ra thiệt hại lớn hay sai phạm lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Các đối tượng bị nhà nước thu hồi lại đất với lý do này sẽ không nhận được tiền bồi thường về đất.

Thứ tư, nhà nước thu hồi lại đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước; và do đất đó có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của dân?

Việc cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của dân là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ khi thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ mất đi một loại tài sản vô cùng giá trị của họ, nhiều người còn mất toàn bộ nhà và đất. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng nên người dân cần biết được việc đất họ bị thu hồi có theo quy định của pháp luật hay không? Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thẩm quyền thu hồi đất?

Thu hồi đất là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Hiện nay Luật Đất Đai 2013 quy định có hai cấp chính quyền có thẩm quyền thu hồi đất như sau

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp:

  • Thu hồi đất của tổ chức và các cơ sở tôn giáo;
  • Thu hồi đất của người Việt định cư ở nước ngoài;
  • Thu hồi đất của các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
  • Thu hồi đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất Đai 2013;
  • Thu hồi đất mà đất đó là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã/ phường/ thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:

  • Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân và của cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tư vấn miễn phí