Xem thêm: Tư vấn thuế doanh nghiệp cho người mới khởi nghiệp
Để giúp mọi người có một cái nhìn chính xác nhất về bảo hiểm nhân thọ và vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Trong nội dung bài viết này, Luật Trung Tín sẽ giải thích rõ nhất về bảo hiểm nhân thọ, và quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành để quý khách hàng biết và tin tưởng về sản phẩm bảo hiểm. Tham gia bảo hiểm nhân thọ là lựa chọn cho mình biện pháp bảo vệ phù hợp đối với tương lai và sức khỏe của bản thân và những người bạn yêu thương.
Trước tiên, Luật Trung Tín tư vấn luật cho quý hách hàng, và quý bạn đọc hiểu thế nào bảo hiểm nhân thọ? Và chúng ta có nên mua bảo hiểm hay không?.
Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ được biết tới là sản phẩm của công ty bảo hiểm với mục đích bảo vệ con người khi xảy ra những rủi do về sức khỏe, thân thể tính mạng cho khách hàng. Theo đó bảo hiểm nhân thọ là một bản hợp đồng được ký kết giữa một chủ thể với một bên còn lại là công ty bảo hiểm. Nội dung bảo hiểm thể hiện là một biện pháp bảo vệ mà người mua được hưởng những quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh trách nhiệm có trong nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Hiện nay việc tham gia bảo hiểm không những là một giải pháp tiết kiệm tài chính của bạn và gia đình mà đó còn là một biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với chính sức khỏe của chính bạn và người thân.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn cho mình những gói bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tham gia, lựa chọn gói bảo hiểm hiện nay những công ty bảo hiểm đưa ra lựa chọn cho khách hàng của mình rất nhiều sự lựa chọn không chỉ dừng lại ở những gói bảo hiểm, mà còn có cả những kỳ hạn đóng bảo phí đối với gói bảo hiểm lựa chọn. Khách hàng có thể lựa chọn đóng theo kỳ hạn, hoặc lựa chọn đóng toàn bộ số tiền bảo hiểm một lần.
Đối với mỗi gói bảo hiểm mà bạn lựa chọn, khi có những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm chi trả được quy định trong hợp đồng, phía công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải tri trả số tiền đối với khách hàng theo đúng với quy định trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Về vốn pháp định của một doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm, một chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài, và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định chi tiết tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP Nghị Định quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm ngày 01 tháng 07 năm 2016. Theo đó tại Điều 10 nghị định trên quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định như sau:
Đối với những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng Việt Nam. Nếu doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh thì mức vốn pháp định được luật định hiện nay là 350 tỷ đồng Việt Nam;
Tuy nhiên khi lựa chọn kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cung bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh thì mức vốn pháp định sẽ tăng lên là 400 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
Cũng giống với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm cũng được quy định về mức vốn pháp định hết sức chặt chẽ, cụ thể:
Đối với mô hình kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm sức khỏe không bao gồm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí, mức vốn pháp định hiện nay là 600 tỷ đồng Việt Nam. Tuy nhiên nếu lựa chọn mô hình kinh doanh bảo hiểm nói trên và kèm theo đó là loại hình bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì mức vốn pháp định lên tới 800 tỷ đồng Việt Nam. Còn nếu lựa chọn môt mô hình kinh doanh bảo hiểm rộng hơn với nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm trong đó có kèm theo sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì mức vốn pháp định mà doanh nghiệp phải có là 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Hiện nay tại nước ta đối với những doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh sản phẩm bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đạt được là 300 tỷ đồng Việt Nam. Tại nghị định này không chỉ có những quy định về mức vốn pháp định đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự quy định chặt chẽ đối với những chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:
Đối với chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
nếu không bao gồm cả bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh và kèm theo loại sản phẩm bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định phải đạt 200 tỷ đồng Việt Nam. Khi lựa chọn thêm sản phẩm kinh doanh bảo hiểm là bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, thì lượng vốn pháp định sẽ có những mốc khác nhau từ 250 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy đối với chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại nước ta, thì tùy vào từng loại sản phẩm sẽ có một mức vốn pháp định khác nhau.
Đối với những doanh nghiệp tái bảo hiểm, mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp này được quy định như sau:
Nếu doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định phải đạt mức 400 tỷ đồng Việt Nam;
Tuy nhiên nếu như lựa chọn kinh doanh tái bảo hiểm hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định mà doanh nghiệp bắt buộc phải có để đạt yêu cầu luật định phải đạt 700 tỷ đồng Việt Nam;
Khi doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe mức vốn pháp định mà nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải có là 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
Không loại trừ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, nhà nước cũng có sự quy định chặt chẽ về mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, theo đó, đối với doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm thì 4 tỷ đồng Việt Nam là mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm thì doanh nghiệp phải đạt mức 8 tỷ đồng Việt Nam, để đạt được mức vốn pháp định.