Để trả lời cho câu hỏi này dựa theo quy định tại Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về khái niệm bảo hiểm y tế.
→ Theo đó bảo hiểm y tế được hiểu “Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận” và việc thực hiện chế độ bảo hiểm sẽ do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Các đặc điểm pháp lý của bảo hiểm nhân thọ
Các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế
→ Dựa theo nội dung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế ngày 17 tháng 10 năm 2018. Theo đó những đối tượng sau phải tham gia bảo hiểm y tế:
Thứ nhất, nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng.
→ Trong nhóm đối tượng này sẽ bao gồm có người lao động làm việc không xác định thời hạn; người lao động có hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã được hưởng tiền lương; đội ngũ người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, và một số lao động làm việc không chuyên trách tại địa phương
Thứ hai, nhóm cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Đối với nhóm này bao gồm có:
“ → Người được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
→ Người được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng dựa trên quy định của Chính Phủ;
→ Nhóm người lao động được nghỉ việc và được hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ y tế;
→ Cán bộ tại đại phương đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
→ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
→ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Nhóm thứ ba, nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
→ Đối tượng đóng bảo hiểm trong nhóm này được quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế .
Nhóm thứ tư, nhóm tham gia bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
→ Căn cứ nghị định trên nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng sẽ bao gồm : “Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chuẩn do nhà nước quy định; người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều; học sinh sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình”.
Nhóm thứ năm, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
→ Đối với nhóm này những đối tượng được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định nói trên.
Nhóm thứ sáu, nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
→ Đối với nhóm này đối tượng được hưởng sẽ bao gồm “ Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang tham gia phục vụ trong quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, tất cả những đối tượng có trong nhóm này sẽ bao gồm cả những đối tượng theo quy định tại điểm a,b,c khoản 13 Điều 3 Nghị định trên”.
Về mức hỗ trợ phía nhà nước đối với từng đối tượng bảo hiểm được quy định như sau:
Đối với mỗi một đối tượng, pháp luật quy định một mức đóng, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và phương thức đóng bảo hiểm khác nhau. Cụ thể trong nghị định trên có sự hướng dẫn quy định chi tiết về mức đóng, phương thức đóng, và mức hộ trợ từ phía nhà nước cụ thể:
→ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo chương trình giảm nghèo của Chính Phủ;
→ Hỗ trợ ở mức tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm đối với đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
→ Nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm đối với đối tượng là Học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Tuy nhiên, hiện nay một người có thể hưởng nhiều mức hỗ trợ khác nhau cùng một lúc, bởi vậy trong trường hợp này họ sẽ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất mà họ được hưởng từ phía nhà nước.
Đỗi với mỗi một địa phương, dựa vào ngân sách của địa phương hiện có mà Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành xây dựng và trình và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ tối mà Nhà nước quy định chung.