Trước tiên cần làm rõ cơ sở pháp lý liên quan đến quy định về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
- Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (trong đó có thành viên là quốc gia, hoặc khu vực mà nhà đầu tư mang quốc tịch)
- Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú, điều này cũng là một hạn chế rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam, do đó, hãy liên hệ với Luật Trung Tín để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Những hình thức công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Những trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thì đối với những trường hợp thành lập trực tiếp công ty mà nhà đầu tư nước ngoài (hoặc các nhà đầu tư nước ngoài) nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ của công ty thì sẽ không cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, mà sẽ áp dụng theo quy định thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014 như áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong nước.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam thuộc các ngành nghề không có điều kiện từ 1-100% vốn điều lệ (chỉ cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
- Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối thương mại từ 1-100% vốn điều lệ (xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh).
Lưu ý: Nếu văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định khác về tỷ lệ vốn điều lệ thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Ví dụ trong lĩnh vực xây dựng,…
Những trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh
Những trường hợp thành lập trực tiếp công ty có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tử 51% vốn điều lệ trở lên, hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với trường hợp thành lập công ty hợp danh sẽ phải thực hiện thủ tục đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Tức là sẽ phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư; Xin giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh (nếu cần).
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là một thủ tục pháp lý phức tạp. Người nộp hồ sơ cần chuẩn bị rất nhiều các đầu mục giấy tờ, tài liệu, cũng như cần giải trình rất nhiều trong nội dung đầu tư để được cấp phép, đối với mỗi một ngành nghề kinh doanh thì có những đặc thù riêng, đặc biệt đối với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Đầu tư 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014 để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì cần đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể này.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và tự chịu trách nhiệm):
- Cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài mới thành lập: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
- Pháp nhân nước ngoài: Báo cáo tài chính
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư cần đáp ứng theo quy định của pháp luật (trường hợp dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)
- Bản giải trình kinh tế – kỹ thuật
- Dự thảo Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:
- Cá nhân:
- Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Cung cấp giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp và hộ chiếu
- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì cần cung cấp hộ chiếu.
- Tổ chức:
- Bản sao Đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) ( được hợp pháp hóa lãnh sự)
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.
- Cá nhân:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế kinh doanh ngành nghề có quy định về vốn pháp định
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (bản sao công chứng)
Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động phân phối, xuất nhập khẩu
Đối với các dự án thực hiện quyền phân phối, xuất khẩu – nhập khẩu, hồ sơ cần bổ sung thêm:
- Bản giải trình về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh về:
- Quốc tịch của nhà đầu tư
- Hình thức đầu tư
- Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh
- Phạm vi hoạt động đầu tư.
- Đối với trường hợp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Bổ sung hồ sơ thêm Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất – nhập khẩu;
- Đối với trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa: bổ sung hồ sơ thêm Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Sau khi chuẩn bị được các đầu mục hồ sơ thì phải sắp xếp theo đúng thứ tự trình bày như trên, các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật công chứng.
Xem thêm: Tìm hiểu về hợp đồng BCC (Business – Cooperation – Contract)
Cơ quan nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ
Nộp hồ sơ tại:
- Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Ban quản lý khu công nghiệp đối với trường hợp xin thành lập công ty trong khu công nghiệp.
Thời gian cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật:
- 25 (hai lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư thông thường.
- 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc diện phải thẩm tra dự án đầu tư.
- 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ cấp phép.
Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Trung Tín
Để được tư vấn đầy đủ, cụ thể từng trường hợp. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật Trung Tín. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng:
- Tư vấn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan theo yêu cầu của quý khách hàng
- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả thực hiện hồ sơ cho quý khách hàng
- Tư vấn miễn phí sau thành lập doanh nghiệp:
- Tư vấn nội bộ doanh nghiệp
- Sở hữu trí tuệ
- Thuế, tài chính
- Các loại giấy phép con
- Thay đổi đăng ký kinh doanh, mở địa điểm kinh doanh
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện…
Trên đây là nội dung hướng dẫn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới Luật Trung Tín theo thông tin sau:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com