Thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên và hai thành viên

Kể từ thời điểm được thành lập, chi nhánh sẽ là một phần không thể tách rời của công ty mẹ. Mọi hoạt động của chi nhánh sẽ do công ty mẹ tổ chức, quản lý và định đoạt. Kể cả trường hợp được hạch toán độc lập, thì vai trò của công ty mẹ sẽ không thay đổi. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật. Quy trình xử lý, thành phần hồ sơ, hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi hoạt động của chi nhánh không được trái luật.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Trung Tín sẽ giới thiệu quy trình tiến hành thành lập chi nhánh áp dụng cho hai loại hình:

  • Thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên
  • Thành lập chi nhánh công ty TNHH Hai thành viên

Một số lưu ý chính khi thành lập chi nhánh công ty TNHH

Lưu ý khi đặt tên:

  • Tên của chi nhánh sẽ bao gồm phần phụ và phần chính. Phần chính cần phải đặt tên trình tự: CHI NHÁNH + TÊN CÔNG TY MẸ. Phần phụ sẽ nêu đặc điểm đặc trưng đối với ngành nghề hoạt động của chi nhánh.

Lưu ý khi đặt trụ sở chính của chi nhánh:

  • Chi nhánh có thể được đặt địa chỉ trụ sở chính trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
  • Có một số người hỏi rằng: “ Liệu chúng tôi có thể đặt chi nhánh ngay tại trụ sở chính của công ty mẹ được không”? Hiện tại, pháp luật không cấm về việc này. Có nghĩa là doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ chi nhánh ngay tại trụ sở chính của mình.

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:

  • Tính tác động tuyệt đối được thể hiện ở trong phần ngành nghề kinh doanh của chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải được chọn trong những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký. Trường hợp muốn bổ sung mới thì bắt buộc phải thực hiện bổ sung cho công ty mẹ trước.

Lưu ý về người đứng đầu chi nhánh:

  • Người đứng đầu chi nhánh có thể là các thành viên trong công ty hoặc thuê ngoài. Tiêu chuẩn người đứng đầu chi nhánh do công ty mẹ quyết định.

Về con dấu chi nhánh:

  • Chi nhánh được đăng ký, sử dụng và quản lý con dấu giống như doanh nghiệp.

Về chế độ kế toán:

  • Công ty mẹ có quyền quy định chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc cho hoạt động kế toán của chi nhánh.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH

Công ty mẹ là cơ quan thiết lập toàn bộ hồ sơ để thành lập chi nhánh. Ở mỗi loại hình chi nhánh sẽ có những yêu cầu về tài liệu cần chuẩn bị, cụ thể là:

Đối với chi nhánh công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Biên bản hoặc bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty mẹ
  • Quyết định của Hội đồng thành viên công ty mẹ
  • Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh do công ty mẹ thiết lập
  • Quyết định hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh ( CMND/CCCD/Hộ chiếu)
  • Văn bản ủy quyền của công ty mẹ cho người được ủy quyền đăng ký
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đăng ký.

thành lập chi nhánh công ty TNHH

Xem thêm: Thành lập công ty cần lưu ý những gì?

Đối với chi nhánh công ty TNHH một thành viên

  1. Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch công ty mẹ cho việc đăng ký thành lập chi nhánh
  2. Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh do chủ sở hữu/chủ tịch công ty mẹ thiết lập
  3. Quyết định hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  4. Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh ( CMND/CCCD/Hộ chiếu)
  5. Văn bản ủy quyền của công ty mẹ cho người được ủy quyền đăng ký
  6. Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đăng ký.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc. Thời gian thực hiện kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.
  • Thông báo phải nêu rõ các lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  • Cơ quan này phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thành lập chi nhánh.
  • Định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan nhà nước có liên quan
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Trung Tín

  • Tư vấn và chỉ rõ sự cần thiết đối với việc thành lập chi nhánh của công ty
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp lý của từng địa phương nơi dự kiến đặt chi nhánh
  • Lưu ý các đặc điểm đặc thù của chi nhánh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội cụ thể
  • Soạn thảo, nộp, xử lý hồ sơ và nhận kết quả với tư cách đại diện quyền lợi cho doanh nghiệp
  • Tư vấn các vấn đề về treo biển chi nhánh, thuế cho chi nhánh công ty vừa thành lập
  • Hỗ trợ trong các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Trân trọng!

Tư vấn miễn phí