Danh mục động vật-sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch

Danh mục này liệt kê cho cả các động vật, sản phẩm động vật trong nước và nhập khẩu thuộc diện phải thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Danh mục động vật-sản phẩm động vật là một phần nội dung của Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm sẽ mất nhiều thời gian để xác định nội dung một cách rõ ràng. Luật Trung Tín đã nêu riêng phần danh mục này để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiện tìm hiểu.

Xem thêm: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Danh mục động vật

  1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
  2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
  3. Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.
  4. Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.
  5. Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.

Danh mục sản phẩm động vật

  1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật quy định tại mục I của Danh mục này ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh, đóng hộp.
  2. Lạp xưởng, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến.
  3. Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa.
  4. Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trứng.
  5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật.
  6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
danh mục động vật-sản phẩm động vật

Mật ong thuộc diện phải thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật

  1. Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
  2. Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật.
  3. Da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối.
  4. Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác.
  5. Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông của các loài động vật khác.
  6. Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác.
  7. Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật.
  8. Tổ yến, các sản phẩm từ yến.
  9. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong.
  10. Kén tằm.
  11. Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Như vậy, danh mục này quy định rất nhiều động vật và sản phẩm động vật phải thực hiện kiểm dịch động vật trước khi được phép vận chuyển, kinh doanh trên thị trường. Do vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu trước khi triển khai kế hoạch.

Trên đây là nội dung về danh mục động vật-sản phẩm động vật cần thực hiện kiểm dịch. Trường hợp cần hỗ trợ, cá nhân, tổ chức doanh nghiệp liên hệ với Luật Trung Tín. Chúng tôi sẽ tư vấn các nội dung và cung cấp dịch vụ ( nếu cần) theo yêu cầu.

Tư vấn miễn phí