Vợ tự ký uỷ quyền cho chồng để bán đất có được không?

Vợ tự ký uỷ quyền cho chồng để bán đất có được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều cặp vợ chồng không thể cùng nhau tham gia giao dịch. Vì thế họ mong muốn uỷ quyền cho người còn lại được toàn quyền quyết định. Vậy pháp luật có cho phép tự ký uỷ quyền không? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp toàn bộ vướng mắc nêu trên.

Cơ sở pháp lý

Vợ có được uỷ quyền cho chồng bán đất?

Quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Vợ tự ký uỷ quyền cho chồng để bán đất có được không? Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”.

Vợ có được uỷ quyền cho chồng bán đất?

Vợ có được uỷ quyền cho chồng bán đất?

Điểm a khoản 2 Điều 35 Luật này quy định: “2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản;”.

Quy định Bộ luật Dân sự 2015 

Mặt khác, khoản 1, 2 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 

“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Tại Điều 135 Bộ luật này quy định: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”.

Như vậy, việc định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất phải do hai vợ chồng thoả thuận. Tức là nếu chỉ một trong hai tham gia định đoạt thì người còn lại phải uỷ quyền. Mặt khác, việc uỷ quyền bán đất không thuộc vào trường hợp cá nhân đó phải tự mình xác lập. Vì vậy, việc vợ uỷ quyền cho chồng bán đất là hoàn toàn hợp pháp.

Vợ tự ký uỷ quyền cho chồng bán đất có được không?

Vợ uỷ quyền cho chồng bán đất có được không được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, vợ không được tự ký uỷ quyền này.

Vợ tự ký uỷ quyền cho chồng bán đất được không?

Vợ tự ký ủy quyền cho chồng để bán đất có được không?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 17 Luật Đất đai 2024 quy định: “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;”.

Theo đó hợp đồng bán đất hay chính xác là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phải được công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo pháp luật về công chứng, chứng thực.

Mà theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng cần đảm bảo tính xác thực và tính hợp pháp. Trong trường hợp này việc bán đất phải được công chứng, chứng thực. Theo đó, uỷ quyền bán đất cũng phải được công chứng, chứng thực. Điều này đảm bảo tính xác thực của việc uỷ quyền, thuận tiện cho giao dịch sau đó.

Như vậy, hai vợ chồng phải thoả thuận với nhau và thực hiện công chứng, chứng thực uỷ quyền. 

Uỷ quyền bán đất có phải lập thành lập hợp đồng?

Bán đất bằng uỷ quyền là hình thức thông dụng hiện nay. Uỷ quyền bán đất có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Do đó, cần phải lập uỷ quyền dưới dạng là hợp đồng uỷ quyền.

Hợp đồng uỷ quyền bán đất có thể công chứng tại bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào trên toàn quốc. Bởi căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Uỷ quyền bán đất có phải lập thành lập hợp đồng?

Uỷ quyền bán đất có phải lập thành lập hợp đồng?

Theo quy định này thì việc uỷ quyền để bán đất không phải tuân theo địa hạt. Tuy nhiên, cần lưu ý công chứng viên phải không có mối quan hệ thân thích với các bên.

Điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về hành vi cấm như sau: “Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;”. 

Quy định này để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình công chứng.

Uỷ quyền bán đất khi hai người ở hai nơi như thế nào?

Uỷ quyền bán đất một người ký. Hay còn gọi là uỷ quyền bán đất hai đầu được áp dụng khi hai vợ chồng không cùng ký được.

Uỷ quyền bán đất khi hai người ở hai nơi như thế nào?

Uỷ quyền bán đất khi hai người ở hai nơi như thế nào?

Quy định pháp luật

Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”.

Cách ủy quyền hai nơi

Nếu vợ chồng ở hai nơi khác nhau thì vợ có thể lập hợp đồng uỷ quyền chứng phần mình. Sau đó gửi các hợp đồng đó cho người chồng. Người chồng mang hợp đồng ra văn phòng/phòng công chứng nơi mình đang ở để chứng nốt phần mình. 

Quy định này nhằm tạo điều kiện khi một trong hai bên không cùng ký hợp đồng được. Nhưng cần lưu ý đây là hợp đồng được chứng theo một chiều. Tức là phải chứng phần của người uỷ quyền trước. Sau đó mới chứng phần của người nhận uỷ quyền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề vợ tự ký uỷ quyền cho chồng để bán đất có được không là không được mà cần có thỏa thuận và công chứng hoặc chứng thực để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tư vấn miễn phí